Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em thường hay lạ lẫm với hiện tượng này với những câu hỏi như: Kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Cảm giác đau bụng kinh? Những ngày đau bụng kinh không nên làm gì? Hoặc có nên tập Yoga không?
Để giải đáp một trong những thắc mắc trên cho chị em, trong bài viết này Chuyeneva.vn sẽ giải đáp cụ thể hơn về vấn đề: Những ngày bị đau bụng kinh có nên tập Yoga hay không? Bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Giải thích có nên tập Yoga vào những ngày đau bụng kinh không?
Như chúng ta đã biết, Yoga có rất nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe, giúp cải thiện tâm trạng, phục hồi sức khỏe thậm chí là chữa lành bệnh nữa.
Tuy nhiên khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của người phụ nữ thường rất hay nhạy cảm. Một số chị em thì không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt. Nhưng cũng có một số chị em cảm thấy đau, nhức, mỏi, tâm trạng thay đổi hay cáu gắt và chán nản. Điều này thực chất là phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe và mức độ sinh lý ở mỗi chị em khác nhau nên dẫn đến các biểu không giống nhau.
Chính vì vậy, trong những ngày “đèn đỏ” này với phương pháp tập Yoga với chị em nào sức khỏe tốt thif sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề sức khỏe. Còn đối với một số chị em cơ địa không tốt, đang bị hành hạ bởi những triệu chứng của kỳ hành kinh như: tụt huyết áp, đau bụng kinh, mệt mỏi, khó chịu hoặc vã mồ hôi… thì chúng ta tránh tập các động tác khó và nặng gây mất sức, chị em có thể bị rong kinh kéo dài hoặc nặng hơn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
6 động tác Yoga giúp giảm đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ
1 – Động tác ôm chân
Cách thực hiện: Đặt người nằm ngửa trên thảm, hai chân co sát lên ngực, hai tay ôm chân sao cho phần đầu và chân không chạm xuống mặt đất. Giữ nguyên động tác trong khoảng 20 – 30 giây.
Cứ tiếp tục như vậy, lặp đi lặp lại động tác này từ 7 – 10 lần có tác dụng làm giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt cho chị em nhé.
2 – Động tác vặn người
Cách thực hiện: Đặt người nằm ngửa trên thảm, hai chân bắt chéo lại với nhau để làm trụ (tương tự như trong hình). Tiếp theo bạn sẽ đặt chùm chân sang bên phải, vặn eo nghiêng người sang bên trái. Hai tay dang rộng áp sát trên mặt đất, hít thở đều và giữ nguyên trong khoảng thời gian 20 – 30 giây.
Tiếp tục lặp đi lặp lại với động tác này với bên còn lại và thực hiện đều với cả 2 bên trong khoảng 5 – 10 phút.
Tác dụng của động tác này giúp phần cơ bụng và cơ lưng được giãn cơ, lưu thông khí huyết giúp chị em khoan khoái và dễ chịu hơn. Đặc biệt còn có tác dụng làm giảm cơn đau bụng kinh dữ dội và giảm đau lưng trong những ngày “đèn đỏ”.
3 – Động tác chân áp sát vào tường
Cách thực hiện: Đặt người nằm ngửa và sát với mép tường trên thảm, sau đó đưa hai chân lên tường, tạo tư thế nằm vuông góc. Hai tay dang rộng ngang vai và ngửa lên trên. Tiếp tục hít thở sau và giữ yên tư thế trong khoảng 3 – 10 phút.
Áp dụng động tác này giúp bạn thư giãn cơ thể, giảm đau bụng kinh hiệu quả và ngủ ngon hơn.
4 – Động tác gập bụng
Cách thực hiện: Đầu tiên bạn chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng người, hai chân sát vào nhau. Sau đó đưa hai tay lên đỉnh đầu, đặt bàn tay này nắm lấy khuỷu tay của cánh tay kia. Rồi từ từ gập người xuống, hai chân vẫn giữ nguyên ở tư thế như đầu tiên. Duy trì vị trí này trong khoảng từ 5 – 10 giây, sau đó lại trở về vị trí đứng thẳng người như ban đầu.
Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại khoảng 5 – 7 lần có tác dụng giúp phần cơ cột sống và vùng hông được kéo giãn, đồng thời tăng cường duỗi cơ chân, bắp chân và phần lưng từ đó giảm bớt các cơn đau bụng kinh dưới cho chu kỳ kinh nguyệt.
5 – Động tác hổ mang
Cách thực hiện: Trong tư thế này người tập với tư thế nằm sấp trên mặt đất. Hai tay đặt ngang vai. Sau đó dùng lực của tay đẩy nửa thân người trước lên, nửa người sau giữ nguyên. Nâng người đến cho khi cánh tay của bạn thẳng, lưng hướng về sau và mặt ngửa lên trần nhà. Tiếp tục duy trì trong khoảng từ 5 – 10 giây, sau đó lại trở về vị trí nằm sấp trên mặt đất như ban đầu.
Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại khoảng 5 – 7 lần giúp bạn mau chóng giảm đi các cơn đau bụng kinh thường xuyên thăm hỏi trong kỳ “kinh nguyệt”.
6 – Động tác thư giãn
Cách thực hiện: Với động tác này thiên về sự thư giãn và hít thở sâu làm cho người tập không bị phải mất sức quá nhiều. Đồng thời, động tác này cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao, người tập chỉ cần nằm ngửa duỗi thẳng hai chân và hai tay trên tấm thảm. Động tác này giúp làm mềm cơ thể, cân bằng tâm trí, đặc biệt sự tập trung vào hơi thở sẽ giúp tinh thần của người tập được thư giãn, thoải mái từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh hoặc các triệu chứng khác do “chu kỳ kinh nguyệt” mang đến.
Những tư thế Yoga bạn gái cần tránh trong kỳ “nguyệt san”
Ngoài những tư thế Yoga tập ở phần trên giúp chị em lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp và tinh thần thoải mái vui vẻ hơn thì dưới đây là một số động tác mà bạn gái cần tránh không nên tập trong ngày “đèn đỏ”. Theo giải thích của một số chuyên gia sức khỏe cho rằng trong cơ thể của con người có một dòng khí được lưu thông vận chuyển từ trên (phần đầu) xuống dưới (phần chân). Cho nên khi ta thực hiện các tư thế ở vị trí đảo ngược (lộn từ đầu xuống dưới chân) thì sẽ làm cho các phần bị chảy ngược lại theo dòng thuận lưu thông và rất dễ có nguy cơ tiềm ẩn máu bị chảy ngược lại vào ống dẫn trứng, gây ra nội mạc tử cung. Mặt khác, ở một số tư thế khác của các động tác Yoga lại khiến tử cung bị kéo về phía đầu làm cho các dây chằng bị kéo căng gây ra sự tắc máu và làm máu chảy nhiều hơn trong ngày “đèn đỏ”
Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho chị em trong kỳ kinh nguyệt là tùy thuộc vào sức khỏe của mình nên hạn chế tập các động tác Yoga phức tạp ở tư thế đảo ngược như vậy để đảm bảo cho sức khỏe và cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe sau này.
Động tác 1: Trồng cây chuối
Đây là một trong những tư thế nếu đối với người bình thường thì nó khá tốt và đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên do kỹ thuật của động tác này yêu cầu người tập ở tư thế có sức khỏe tốt, chống đỡ được, hai bàn tay chống xuống sàn, hai chân giơ thẳng lên trời và duy trì trong khoảng từ 5 – 10 giây. Cho nên với chị em đang ở trong kỳ kinh nguyệt mà sức khỏe hạn chế thì nên tránh không tập.
Động tác 2: Giữ thăng bằng trên không bằng 2 tay
Đây là một trong những tư thế khá khó, yêu cầu người tập phải kiểm soát được lực để năng cả cơ thể dựng ngược lên, trong khi đó cánh tay vẫn phải giữ thẳng và hai chân yêu cầu giơ cao lên trời.
Vì vậy với những bạn có sức khỏe không tốt hoặc kèm các triệu chứng khó chịu của kỳ “nguyệt san” sẽ là những thách thức lớn và không tốt cho sức khỏe.
Động tác 3: Tư thế đảo ngược
Với tư thế này, vùng cổ của người tập là vị trí sẽ rất dễ bị tổn thương nếu quá nhiều trọng lượng của cơ thể được đặt ở trên cùng của cột sống.
Động tác 4: Tư thế lưỡi cày
Trong tư thế này có thể làm các mạch máu trong tử cung của bạn bị sưng lên, khiến huyết chảy nhiều hơn và tổn hại sức khỏe hơn. Nên chị em cần hạn chế và tránh tập.