Cách chữa trị hết đau bụng kinh hoặc mẹo làm giảm đau bụng kinh nhanh khi tới tháng luôn là chủ đề được nhiều chị em tìm kiếm. Để giải đáp câu hỏi khó này cũng như cung cấp thêm thông tin hữu ích cho chị em, chuyeneva.vn xin giới thiệu một số cách trị hết đau bụng kinh nhanh bằng các cây lá dân gian dưới đây.
Mục lục
- 1. Cách trị hết đau bụng kinh nhanh khi tới tháng
- 1.1. Chườm bụng
- 1.2. Massage bụng nhẹ nhàng
- 1.3. Uống nước ấm làm hạn chế đau bụng kinh
- 1.4. Tắm nước ấm, dùng nước ấm sinh hoạt khi tới chu kỳ kinh nguyệt
- 1.5. Ngủ đủ giấc
- 1.6. Chữa trị đau bụng kinh với cây ích mẫu
- 1.7. Làm hết đau bụng kinh với ngải cứu
- 1.8. Hương phụ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh
- 1.9. Gừng và mẹo giúp đỡ đau bụng kinh
- 2. Làm hết đau bụng kinh bằng cách vận động
Cách trị hết đau bụng kinh nhanh khi tới tháng
Chườm bụng
Chườm bụng là cách trị đau bụng kinh tại chỗ nhanh chóng ngay tại nhà mà mọi chị em phụ nữ nên biết. Chườm bụng giúp phần bụng dưới – nơi có chứa tử cung ấm lên, từ đó làm giãn các cơ tử cung giúp quá trình co thắt tử cung tống máu kinh ra bên ngoài nhẹ nhàng hơn, các cơn co thắt đột ngột giảm đáng kể giúp đạt hiệu quả giảm đau bụng kinh nhanh.
Các chị em có thể chườm nóng bụng bằng túi sưởi, túi chườm, hoặc túi chườm tự chế bằng các chai nước nóng đã nút chặt miệng, sau đó lót thêm một miếng vải và thực hiện chườm.
Massage bụng nhẹ nhàng
Massage bụng cũng là một cách tác động vào phần bụng dưới giúp bụng nóng lên và giảm mức độ đau bụng kinh. Khác với chườm bụng phải dùng đến các đồ vật chuyên dụng, để thực hiện massage bụng chị em chỉ cần:

- Úp 2 lòng bàn tay hướng vào bụng. 2 Ngón tay cái hướng về 2 bên eo sườn, 4 ngón tay còn lại khép chặt và hướng về phái rốn.
- Tiến hành massage bụng với một lực vừa phải và làm đều khắp vùng bụng dưới.
- Thực hiện liên tục đến khi có cảm giác vùng bụng dưới nóng và đỡ đau bụng thì ngừng.
- Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp massage bụng với dầu nóng, rượu gừng… giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn.
Uống nước ấm làm hạn chế đau bụng kinh
Cung cấp đủ nước khi đến chu kỳ kinh nguyệt giúp bù nước cũng như làm giảm nhức mỏi cơ thể hiệu quả. Nhưng thay vì nước lạnh, chị em nhớ lựa chọn cho mình một ly nước ấm để giữ cho vùng bụng dưới luôn được ấm áp, từ đó làm hạn chế cơn đau bụng kinh nhé. (Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống nước gì)
Tắm nước ấm, dùng nước ấm sinh hoạt khi tới chu kỳ kinh nguyệt
Giữ cho vùng bụng ấm đồng nghĩa với việc làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ trơn của tử cung, làm giảm mức độ và tần suất cơn đau bụng kinh khi tới tháng.
Vì vậy, sinh hoạt trong những ngày “đèn đỏ” các chị em nhớ lựa chọn sử dụng nước ấm, tắm nước ấm để giữ thân nhiệt vùng bụng ổn định, làm hạn chế sự xuất hiện những cơn đau bụng cũng như giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả nhé. (Tham khảo: Đau bụng kinh có nên gội đầu không?)
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ sớm từ khoảng 22h30 đến 6h30 trong những ngày nguyệt san là thời gian tuyệt với để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau cả một ngày dài đau nhức mỏi. Thói quen ngủ đủ giấc cũng là một cách tác động giúp điều hòa hoạt động co thắt của tử cung, làm hạn chế cơn đau bụng đột ngột và làm dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Chữa trị đau bụng kinh với cây ích mẫu
Ích mẫu là cây thuốc Nam có vị đắng, tính mát, từ lâu đã nổi tiếng với các công dụng điều hòa kinh nguyệt, giúp giảm đau bụng kinh, tắc kinh (đặc biệt ở phụ nữ sau sinh), cường kinh (máu kinh ra nhiều), rong kinh (chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày)…
Để điều trị đau bụng kinh cũng như giúp ích cho nguyện san ở phụ nữ, ta có thể sử dụng ích mẫu nguyên chất hoặc kết hợp với các vị thuốc Nam khác.
Cách 1: Uống trà ích mẫu

Chuẩn bị: 1 nắm lá ích mẫu (có thể dùng cả lá già) + 1 muỗng cafe đường đỏ.
Cách làm:
- Rửa sạch lá ích mẫu rồi cho vào nồi đun cùng 700ml nước sạch.
- Đun đến khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa vào đun thêm 5 phút để các nguyên liệu phai ra trà rồi tắt bếp (vẫn đậy kín nắp nồi).
- Chờ đến khi nước trà ích mẫu còn ấm thì cho đường đỏ vào khuấy đều.
- Dùng nước trà chia nhỏ thành các bữa, uống hết trong ngày. Lưu ý nên uống trà khi còn ấm để hiệu quả giảm đau nhanh hơn.
Cách 2: Kết hợp Ích mẫu – hương phụ – ngải cứu giúp trị đau bụng kinh
Chuẩn bị: 30g ích mẫu khô (hoặc 100g ích mẫu tươi) + 10g hương phụ + 100g ngải cứu tươi + 1 củ nghệ đen nhỏ.
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu, riêng nghệ đen thái thành từng lát mỏng.
- Cho các nguyên liệu vào ấm rồi sắc cùng với 700ml nước sạch.
- Đến khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Chắt nước thuốc Ích mẫu uống khi còn ấm nóng. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Cách 3: Trị hết đau bụng kinh với cao ích mẫu
Cao ích mẫu là một sản phẩm trị đau bụng kinh và làm đều kinh nguyệt rất hiệu quả. Các chị em có thể tìm mua các loại cao ích mẫu uy tín có bán trên toàn quốc hoặc tự nấu cao ích mẫu ngay tại nhà.

Cách nấu cao ích mẫu:
Chuẩn bị: 1kg ích mẫu + 200g hương phụ + 100g hạn liên thảo + 100g lá ngải cứu + 10g xuyên khung + 800g đường trắng + 1 nồi to có đế dày.
Cách làm:
- Rửa sạch bụi bẩn và đất ở nguyên liệu (tránh cao ích mẫu bị sạn).
- Cho nguyên liệu vào nồi, đổ 3 – 3,5 lít nước sạch vào đun.
- Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa, không để sôi quá to. Cứ 45 phút thì mở nắp đảo nguyên liệu 1 lần.
- Đun khi còn 1,5 lit nước thì đảo nguyên liệu 20 phút/lần.
- Khi nước sắc còn khoảng 800ml, tiến hành gạn vớt bã thuốc ra ngoài. Sau đó vặn lửa to và đảo đều tay. Đến khi nước sắc sền sệt thì đổ đường vào khuấy đều cho đường tan chảy hết thì ta thu được cao ích mẫu (dạng sền sệt).
Cách dùng: Lấy 1 muỗng nhỏ cao ích mẫu pha với nước ấm, khuấy đều và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài giảm đau bụng kinh, cao ích mẫu còn rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, làm đều kinh, giúp hồi phục tử cung ở phụ nữ sau sinh.
Làm hết đau bụng kinh với ngải cứu
Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc dân gian tính ấm, có mùi thơm đặc trưng, vị đắng dễ phát triển ở Việt Nam. Theo Y học Cổ truyền Việt Nam, ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp điều hòa khí huyết, giảm đau bụng kinh, cầm máu và sát khuẩn rất hiệu quả.
Cách 1: Uống nước sắc ngải cứu

- Lấy khoảng 300g lá Ngải cứu tươi (hoặc 150g Ngải cứu khô) rửa sạch rồi để vào nồi đun với 500ml nước.
- Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 15 phút thì dừng.
- Chia nước thuốc làm 2 lần và uống trực tiếp khi còn ấm. Nếu thuốc bị nguội nên đun nóng ấm trước khi uống để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Cách 2: Trà ngải cứu + ích mẫu trị hết đau bụng kinh
Chuẩn bị: 10g ngải cứu khô (có thể dùng ngải cứu tươi thay thế) + 10g ích mẫu khô (hoặc tươi) + 5g cam thảo.
Cách làm: Rửa sạch và cho sẵn các nguyên liệu vào bình hãm. Sau đó đun nước sôi và rót vào bình hãm các nguyên liệu khoảng 15 phút thì chắt ra uống trực tiếp. Uống ngay khi bị đau bụng kinh sẽ giúp giảm cơn đau, hoặc có thể chia nhỏ thành các bữa uống trong ngày.
Ngoài ra, nếu muốn điều hòa kinh nguyệt, có thể hãm trà ngải cứu hoặc sắc nước ngải cứu ích mẫu, dùng uống trước kỳ kinh (của tháng trước) 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Hương phụ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh
Hương phụ (hay còn được gọi là cây cỏ gấu, cây củ gấu) là loại cỏ mọc dại dễ tìm ở Việt Nam và cũng là vị thuốc Nam với công dụng làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Cũng theo Y học Cổ truyền Trung Hoa, hương phụ là cây thuốc tính bình, đi vào Quy, Kinh, Can của cơ thể. Tinh dầu hương phụ (với thành phần chủ yếu là cyperen) có khả năng làm ức chế và làm giãn nhịp co bóp của tử cung, từ đó làm dịu sự căng thẳng của tử cung (ở cả phụ nữ bình thường và phụ nữ mang thai), làm giảm cơn đau bụng kinh khi tới tháng hiệu quả.

Cách 1: Dùng hương phụ kết hợp với nghệ vàng
Chuẩn bị: 400g hương phụ + 200g nghệ vàng tươi + 100g phèn chua + mật ong.
Cách làm: Cho hương phụ lên chảo sao cháy hết lông tơ. Sau đó sấy giòn các nguyên liệu trên (không phơi khô vì nghệ sẽ bị mất hoạt chất curcumin dưới ánh nắng mặt trời).
Đem tán nhỏ các nguyên liệt rồi đổ mật ong vào trộn đều thành 1 dạng hỗn hợp sệt đặc, viên thành các viên nhỏ bằng khoảng bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên với nước ấm, ngày uống 3 lần.
Cách 2: Dùng hương phụ tứ chế làm dịu cơn đau bụng kinh
Cách làm hương phụ tứ chế: Lấy 4 phần hương phụ bằng nhau rửa sạch và để ráo nước. Mỗi phần đem ngâm lần lượt với nước muối (pha vừa), giấm, rượu, đồng tiện. Ngâm 1 ngày 1 đêm thì vớt rồi cho lên chảo sao khô, tán bột, trộn đều và viên hoàn.
Bài thuốc từ hương phụ tứ chế:
- Chuẩn bị: 40g Hương phụ tứ chế + 50g ngải cứu + 40g cây cỏ mực (cây nhọ nồi) + 10g nam mộc hương.
- Cách sắc: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát con nước, sắc cạn đến khi còn 1 bái con nước thì ngừng. Uống ngày 2 bát chia làm 2 lần. Thực hiện uống trước kỳ kinh 1 tuần giúp giảm cơn đau bụng kinh đồng thời giúp đều kinh.
Cách 3: Sắc uống hương phụ
Chuẩn bị: Hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, lá tía tô, cây mần tưới: mỗi vị 20g.
Cách sắc: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 500ml nước. Sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 200ml thì chắt uống khi còn ấm. Tiếp tục sắc lần 2, lần 3 và dùng uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang. Uống trong những ngày đầu chu kỳ sẽ giúp giảm cơn đau bụng hiệu quả.
Gừng và mẹo giúp đỡ đau bụng kinh

Cách 1: Uống trà gừng – mật ong
Thái hạt lựu vài lát gừng rồi cho vào nồi đun với 1 cốc nước sạch. Đun sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp. Chắt nước gừng ra cốc pha thêm 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất và dùng uống trực tiếp. Nước gừng nóng sẽ làm bụng ấm, làm giảm lực co thắt của tử cung từ đó giúp xoa dịu những cơn đau. Đây cũng là thức uống giúp các chị em điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Ngoài gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm trà gừng.
Cách 2: Đắp bụng bằng gừng tươi
Thái gừng tươi thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp vào phần bụng dưới. Để khoảng 10 phút thì lật mặt sau vào tiếp tục đắp thêm 5 phút thì dừng.
Dùng tay massage nhẹ nhàng phần bụng dưới để tinh dầu gừng thẩm thấu nhanh vào da làm ấm bụng, từ đó giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.
Làm hết đau bụng kinh bằng cách vận động
Đa số các chị em đều có tâm lý ngại muốn hạn chế vận động khi “đến hẹn”. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy việc vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập khi tới tháng giúp chị em bớt mệt mỏi, đỡ đau bụng kinh và vùng chậu liên quan, giúp tinh thần thoải mái trong những ngày “đèn đỏ”.
Thiền định
Thiền định ngoài khả năng giúp tâm an định, giải tỏa căng thẳng, stress, nâng cao sức khỏe thì đây cũng là một phương pháp giảm đau bụng rất hữu ích khi đến tháng.

Hướng dẫn Thiền định:
- Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng giúp bạn cảm thấy thoải mái và không bị phân tâm bởi ngoại cảnh.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Ngồi thẳng lưng (nhưng không căng), Vai hạ thấp và thả lỏng.
- Chân bắt chéo, bàn chân trái đặt lên trên bụng chân phải (hoặc ngược lại)
- Hai tay để tự nhiên vào gót chân trái, hướng lướng lòng ban tay lên trên.
- Mắt nhắm tự nhiên.
- Trước khi thiền nên đặt một chiếc chăn mỏng vào vùng bụng.
- Tiến hành hít vào nhẹ nhàng, chậm rãi bằng mũi cho không khí đầy bụng (trung bình khoảng 2-3 giây), ngưng hít khi bụng đầy khoảng 80%,
- Thở ra chậm bằng mũi và cơ bụng (trung bình khoảng 3-4 giây).
- Khi thiền định, bạn hãy cố gắng để tâm an định, không suy nghĩ, lo lắng bất kỳ điều gì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tập Yoga
Tập Yoga cũng là một phương pháp tốt giúp thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe và làm giảm những “cơn giận hờn không có lý do” khi đến tháng cho các chị em.
Việc luyện tập Yoga hàng ngày giúp tăng cường sự dẻo dai của phần cơ bắp và cơ bụng ở nửa thân dưới giúp giảm bớt cơn đau bụng bụng và vùng chậu khi tới những “ngày ấy”. Một số bài tập Yoga hữu ích như:

1. Child Pose – Tư thế em bé
- B1: Quỳ 2 đầu gối xuống thảm, 2 đầu bàn chân chạm vào nhau tạo thành hình chữ V, các ngón chân không chạm vào nhau.
- B2: Cúi gập người về phía trước, người gập sát vào 2 đầu gối cho đến khi trán chạm vào thảm Yoga. Đồng thời duỗi thẳng 2 tay về phía trước (hoặc có thể đặt thẳng dọc theo 2 bên sườn).
- B3: Hít thở sâu, đều, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây rồi trở về trạng thái bình thường.
- Thực hiện 10 – 15 lần liên tục.

2. Tư thế nằm vặn người
- B1: Nằm ngửa, thả lỏng 2 tay và 2 chân trên thảm tập.
- B2: Hai tay giang ngang, giữ nguyên nửa thân trên, đồng thời co đầu gối chân phải và vặn hông sang bên trái đến khi đầu gối tiếp xúc với thảm tập.
- B3: Giữ nguyên khoảng 10 giây rồi đổi bên nâng chân trái và vặn hông sang bên phải.
- Thực hiện 10 – 20 lần liên tiếp.
3. Leg Up The Wall – Hướng đặt chân lên tường
- B1: Tư thế nằm ngửa trên thảm tập, thả lỏng cơ thể.
- B2:Đặt hai chân lên tường từ từ sao cho chân tạo vuông góc với mặt sàn một góc 90 độ, mông cách tường khoảng 10cm.
- B3: Giữ tư thế này khoảng 5 – 10 phút hoặc lâu hơn.
Trên đây là một số cách giúp trị hết đau bụng kinh nhanh trong những ngày kinh nguyệt, hy vọng những thông tin giúp ích được cho chị em. Ngoài ra, nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy chia sẻ với những người xung quanh để cùng được đọc nhé. Chúc chị em luôn xinh đẹp, rạng rỡ và hạnh phúc trong cuộc sống!