Vệ sinh “cô bé” khi tới tháng như thế nào là phù hợp, vẫn đảm bảo sạch sẽ mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, sinh hoạt thường nhật của chị em trong những “ngày ấy”? Hãy cùng chuyeneva.vn tham khảo một vài lưu ý dưới đây nhé.
Mục lục
Quan niệm “vùng kín trong ngày ấy luôn bị bẩn”?
Khi đến kỳ “đèn đỏ” vùng kín luôn có cảm giác “ướt át” không được khô ráo nhưng bình thường. Có lẽ vì điều này mà khiến một số chị em nghĩ rằng vùng kín khi đến tháng “không sạch sẽ”.
Một nghiên cứu của Đại học Y Dược St George (London, Anh) về cơ thể con người cho rằng: Ở phụ nữ (ngoại trừ phụ nữ mang thai), thời điểm tử cung và âm đạo hoạt động nhiều nhất là thời điểm đến kỳ nguyệt san. Bởi lẽ đây không chỉ là “lối thông” đưa máu kinh thoát ra bên ngoài, vùng kín trong những ngày ấy còn có nhiệm vụ tiết lượng dịch nhầy nhiều hơn nhằm cân bằng môi trường bên trong với độ pH ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là hiện tượng máu kinh bên trong tử cung bị ép đẩy ra bên ngoài ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Và lượng máu kinh thoát ra bên ngoài không phải là máu “bẩn”. Đó là các mảnh vụn niêm mạc tử cung bị bong tróc + máu + dịch nhầy âm đạo tạo thành.
Một số lưu ý vệ sinh vùng kín khi đến tháng
Thay băng vệ sinh từ 4 – 5 giờ/lần
Máu kinh nguyệt bên trong cơ thể là “máu sạch”. Nhưng khi được giải phóng ra khỏi cơ thể máu kinh lại trở thành nguồn dinh dưỡng “béo tốt” cho các vi khuẩn bên ngoài môi trường. Vậy nên, việc thay căn nhà của vi khuẩn – băng vệ sinh thường xuyên là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất giúp “cô bé” được an toàn, sạch sẽ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm trong những “ngày ấy”.
Thời gian lý tưởng để thay BVS và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày ấy là khoảng 4 giờ/lần hoặc 5 giờ/lần.

Nên dùng nước ấm tắm rửa cho “cô bé”
Việc dùng nước ấm vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ có nhiều hiệu quả mà có thể chị em chưa biết:
Giúp thư giãn các cơ quanh vùng kín, nhờ đó giúp làm giảm cảm giác tức tức nhẹ ở vùng kín trong những ngày ấy.
Tránh để vùng kín bị lạnh đột ngột. Điều này rất tốt cho chị em đặc biệt là các chị em tới tháng đau bụng dưới.
Góp phần làm ổn định môi trường và độ pH cho vùng kín. Tránh tác động không tốt đến vùng kín trong những ngày ấy.
Nên hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh trong những ngày ấy
Mặc dù các sản phẩm dung dịch vệ sinh sử dụng hàng là có lợi cho “cô bé” . Nhưng các bác sĩ sản phụ khoa thường đưa ra lời khuyên trong ngày đèn đỏ nên hạn chế (hoặc có thể nên tạm ngừng) dùng dung dịch vệ sinh rửa vùng kín, chỉ nên rửa bằng nước ấm thường.
Bởi trong các sản phẩm dung dịch vệ sinh vẫn chứa lượng axit và các hoạt chất tẩy rửa nhất định nên nó dễ làm thay đổi môi trường bên trong âm đạo. Mặt khác, ngày nguyệt san là thời điểm tử cung mở rộng nên việc rửa nước thường giúp tránh xà phòng hoặc các chất tẩy rửa xâm nhập vào tử cung.

Xử lý băng vệ sinh đúng cách
Xử lý băng vệ sinh đúng cách không chỉ giúp giữ vệ sinh chung mà còn tạo một “Cái duyên” của con gái nữa đó. Nên chúng ta nhớ bọc kín và quấn thêm 2 – 3 lớp giấy vệ sinh trước khi bỏ vào thùng rác nhé.
Câu hỏi về cách vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh thường gặp
Có nên gội đầu và tắm trong kỳ kinh nguyệt?
Việc gội đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em khi đến tháng. Tuy nhiên, chị em lưu ý nên gội đầu vào buổi trưa (hoặc đầu giờ chiều) bằng nước ấm để cơ thể không bị giảm nhiệt độ đột ngột, tránh đau đầu và tránh cơn đau bụng kinh kéo dài.
Nên vệ sinh vùng kín mấy lần/ngày?
Trước khi thay BVS mới thì vệ sinh “cô bé” bằng nước ấm là việc không thể bỏ qua. Vậy nên trong những ngày hành kinh, vệ sinh vùng kín từ 4 – 5 lần/ngày giúp vùng kín được sạch sẽ và chị em cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Nên dùng gì để vệ sinh trong những “ngày ấy”?
Âm đạo có khả năng tự làm sạch trong ngày “đèn đỏ”. Nhưng đồng thời đây cũng là thời điểm “bạn ý” dễ bị tổn thương bởi các hoạt chất tẩy rửa trong dung dịch vệ sinh nhất. Vậy lời khuyên là nên lựa chọn nước ấm bình thường
Có nên thụt rửa âm đạo sâu bên trong vào những “ngày ấy”?
Như đã trình bày ở trên, “cô bé” có khả năng tự làm sạch ở bên trong nên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên chỉ nên rửa nhẹ nhàng bề mặt bên ngoài, không nên thụt rửa sâu bên trong.
Việc thụt rửa sâu bên trong chưa chắc đã giúp âm đạo sạch, khỏe mạnh. Mà theo hướng tiêu cực khác, nó còn có thể khiến âm đạo bị tổn thương hoặc viêm nhiễm nếu quá trình thụt rửa gây xước hoặc có vết thương hở.

Có nên dùng BVS siêu thấm để ít phải thay BVS?
Câu trả lời là KHÔNG. Chị em nên nhớ rằng máu kinh “không bẩn”. Nhưng băng vệ sinh để trong thời gian quá lâu không thay sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh, từ đó có thể gây viêm nhiễm âm đạo.
Bởi vậy vấn đề không phải là nên chọn loại băng vệ sinh dày hay mỏng. Mà vấn đề cần lưu ý là nên thay BVS mấy giờ/lần?
Có nên xả BVS xuống bồn cầu?
BVS được cấu tạo bằng một lượng bông lớn và không tự hòa tan trong nước. Nên việc xả BVS xuống bồn cầu trong một số trường hợp có thể gây tắc bồn cầu cũng như ảnh hưởng đến vệ sinh chung. Bởi vậy, thay vì xả BVS xuống bồn cầu, chúng ta có thể lựa chọn việc “bọc kỹ càng” và để vào thùng rác như bình thường nhé các nàng.