Ở vào độ tuổi trung niên, bỗng nhiên có một ngày cơ thể phụ nữ cảm thấy xuất hiện triệu chứng căng tức ngực kèm theo chu kì kinh nguyệt rối loạn hoặc đã mất hẳn. Lúc này có thể bạn đã bước vào giai đoạn mãn kinh. Cùng chuyeneva.vn lý giải hiện tượng căng tức ngực ở tuổi mãn kinh để phụ nữ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mục lục
Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến ngực của bạn như thế nào?
Một số ảnh hưởng trực tiếp lên vùng ngực của phụ nữ thời kì mãn kinh bao gồm:
Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vòng 1
Thời kì này ngực của phụ nữ có dấu hiệu nhỏ dần và chảy xệ do nồng độ estrogen suy giảm khiến những tuyến sữa ngừng hoạt động và co lại. Bạn sẽ cảm thấy vòng 1 không còn căng đầy như trước
Tuy nhiên một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 5 người mãn kinh sẽ có 1 người kích thước vòng 1 sẽ to ra thường là do hiện tượng tăng cân giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy bạn cần lưu ý lựa chọn áo ngực phù hợp trong giai đoạn này.
Đau nhức ở vòng 1
Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ khiến cho chu kì kinh nguyệt của bạn không đều và mỗi khi chuẩn bị đến tháng bạn sẽ cảm thấy vùng ngực đau nhức rất khó chịu, thậm chí có thể bị sưng lên.
Lúc này bạn nên lựa chọn size áo ngực phù hợp kích thước, không nên mặc quá chật. Áp dụng một số phương pháp massage xoa bóp nhẹ nhàng vùng ngực cùng với kem giảm đau. Nếu tình trạng không thay đổi bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp khác điều trị phù hợp hơn.
Có khối ở ngực
Khối u xuất hiện ở ngực trong thời kì mãn kinh do nhiều nguyên nhân dẫn đến:
- Sự thay đổi lớn về nội tiết.
- Lão hóa.
- Thay đổi sợi bọc tuyến vú.
- Sử dụng phương pháp thay thế horrmone HRT dễ xuất hiện u nang
Có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc thuốc giảm đau giúp làm giảm triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng căng tức ngực ở tuổi mãn kinh
Căng tức ngực ở tuổi mãn kinh là dấu hiệu thông thường mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải
Do sự thay đỏi lớn về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể ở tuổi mãn kinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng tức ngực.
Phụ nữ thường sẽ được chẩn đoán mãn kinh sau 12 tháng không xuất hiện kinh nguyệt. Giai đoạn trước khi mãn kinh là giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ có sự thay đỏi rõ rệt chính vì sự thay đổi lớn này mà phụ nữ thường gặp phier hiện tượng căng tức ngực, đau vú.
Một số phương pháp giảm căng tức ngực tại nhà
Hiện tượng căng tức ngực ở tuổi mãn kinh có thể tự hết, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp giảm căng tức khó chịu .
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày.
- Hạn chế các loại dung dịch điện giải vì có thể gây ra hiện tượng trữ nước khiến vùng ngực càng căng tức khó chịu.
- Sử dụng áo ngực với kích thước phù hợp.
- Chườm ấm vùng ngực khi bị căng tức.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tắm nước ấm.
- Thay đổi lối sống lành mạnh giúp giảm căng tức ngực.
- Không hút thuốc lá
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ.
- Nên tránh sử dụng cafein trong thời điểm này.
- Giảm lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể.
Nên lựa chọn loại áo ngực phù hợp khi bị căng tức ngực ở tuổi mãn kinh
Căng tức ngực khi nào cần gặp bác sĩ?
Căng tức ngực ở tuổi mãn kinh không phải là vấn đề nguy hiểm vì hầu hết phụ nữ sẽ gặp trong giai đoạn này. Tuy nhiên nhiều trường hợp phụ nữ không khỏi lo lắng về nguy cơ họ có thể bị ung thư vú đặc biệt là những đối tượng có nang vú phát triển trong thời kì này. Vì vậy những trường hợp dưới đây bạn nên đi khám ngay để có kết luận chính xác nhất.
- Sự thay đổi hình dạng ngực:
- Da nhăn nheo
- Xuất hiện nhiều đường vân
- Vùng ngực hoặc nách có xuất hiện khối u.
- Bị sưng một bên vú không có nguyên nhân.
- Có dịch tiết ra từ núm vú.
- Núm vú tụt vào trong hoặc bị chảy máu.
- Hiện tượng đau nhức, căng tức không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.
Nên đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường
Hiệp hội Y khoa ở Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám vú định kì 1 năm/1 lần khi ở độ tuổi 40-49 và 2 năm/1 lần đối với độ tuổi từ 50-74 tuổi. Việc đi khám định kì với gói khám tầm soát ung thư vú giúp phụ nữ phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó mỗi phụ nữ có những đặc điểm và dấu hiệu khác nhau vì vậy cần chia sẻ mọi thông tin liên quan cho bác sĩ để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất.