Con gái bị đau bụng đến tháng có nên tập Gym, tập Aerobic hay vận động nhiều không? là thắc mắc chung của nhiều con gái khi muốn không để lỡ buổi tập cũng như không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngày nguyệt san. Vậy giải pháp nào phù hợp trong trường hợp này?
Mục lục
Các dấu hiệu đau bụng kinh thường gặp
Một số triệu chứng xuất hiện trong ngày “đèn đỏ” là lý do khiến chị em ngại vận động như:
- Đau bụng trước ngày kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt).
- Có kinh bị đau bụng dưới
- Đau lưng.
- Mỏi bắp đùi.
- Tăng cân
- Cơ thể mệt mỏi
- Bụng đầy hơi.
- Thèm ăn (hoặc chán ăn).
Con gái đến tháng có nên tập Gym?
Tới tháng đi tập Gym lại sợ “Dâu tràn trề” nên có khá nhiều chị em quyết định nghỉ tập Gym khi đến kỳ nguyệt san. Nhưng có phải tất cả các bài tập Gym đều tác động không tốt trong kỳ đèn đỏ?

Quả thực có nhiều bài tập Gym đòi hỏi phải hoạt động mạnh khiến cơ thể bị mất sức, mệt mỏi và có thể làm “rớt Dâu” nhiều hơn hoặc gây ra “tai nạn nhỏ” trong phòng tập. Nhưng không phải mọi bài tập Gym đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con gái trong kỳ nguyệt san.
Điển hình là một số bài tập tác động vào cổ, vai, gáy không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp các chị em tăng cường sức khỏe trong “ngày ấy” mà còn kích thích tạo ra hormone Endorphin – loại “hormone hạnh phúc” giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Một số bài tập Gym tốt cho con gái trong kỳ kinh nguyệt có thể kể đến như:
Các bài tập co giãn cơ
Những ngày “đèn đỏ” nên tập trung các bài tập giãn cơ vào vùng bụng nhằm massge gián tiếp cho các cơ tử cung, giúp chúng hoạt động nhẹ nhàng và giảm các cơn đau bụng kinh đột ngột xảy ra.
Các bài tập Cardio nhẹ nhàng
Đừng nghĩ rằng đến tháng là không thể vận động nhanh nhé. Một số vận động như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ở tốc độ chậm không chỉ làm nóng cơ thể mà còn là cách làm bớt đau bụng kinh hiệu quả cho chị em đó.

Đi bộ hoặc chạy bộ ở tốc độ chậm
Hãy chuyển máy tập về chế độ đi bộ hoặc chạy bộ vận tốc chậm trong những ngày nguyệt san thay vì “nằm ôm chăn”. Cách vận động nhẹ nhàng này giúp máu kinh nhanh chóng được đào thải, cũng như hạn chế máu kinh dạng cục hoặc kinh nguyệt màu đen và đau bụng. Đi bộ cũng là bài tập đơn giản, dễ thực hiện với nhiều đối tượng chị em.
Tập nâng tạ
Nâng tạ trong ngày kinh nguyệt – một bài tập không ngờ phải không chị em? Hãy lựa chọn quả tạ có kích thước vừa phải không quá nặng để luyện tập. Và bạn sẽ bất ngời về khả năng chịu đau của mình đó nhé.
Có nên tập Aerobic khi có kinh nguyệt?
Có gái có thể tập Gym trong kỳ kinh nguyệt thì tại sao với Aerobic lại không thể?
Khi luyện tập các bài Aerobic trong những ngày “đèn đỏ” sẽ giúp cơ thể tự động tiết ra hormone Endorphin (morphine nội sinh) có nhiệm vụ chính là giảm bớt, ức chế sự truyền tín hiệu đau bởi hormone prostaglandin (PG) trong cơ thể.

Một chút thông tin về 2 hormone Endorphin và Protaglandin trong cơ thể:
Prostaglandin (PG): là hormone được cơ thể tiết ra khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt (có thể trước đó 1 – 2 ngày gây lên cơn đau bụng tiền kinh nguyệt) nhằm mục đích giúp con người cảm nhận được cảm giác đau và quá trình viêm trong cơ thể. Khi tử cung co thắt đẩy máu kinh ra bên ngoài, PG hoạt động khiến phụ nữ cảm nhận được cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới.
Endorphin là hormone được cơ thể sản xuất nhằm đáp ứng cơn đau. Nói cụ thể trong những ngày đèn đỏ, Endorphin có tác dụng làm giảm bớt cơn đau bụng kinh thông qua việc tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu cho cơ thể.
Hormone Endorphin hoạt động trong cả hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
Đối với hệ thần kinh ngoại biên, Endorphin chủ yếu là-endorphin được giải phóng từ tuyến yên sau đó liên kết với các thụ thể. Sự gắn kết của hai thành phần này làm ức chế tín hiệu đau của các dây thần kinh ngoại biên bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh , nhờ đó giúp con người có cảm giác dễ chịu hơn.

Còn với hệ thần kinh trung ương, Endorphin hoạt động bằng cách liên kết với thụ thể khác nhằm ức chế sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh gamma-aminobutyric acid (GABA). Nhờ đó làm tăng quá trình sản xuất và giải phóng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến khoái cảm.
Tuy nhiên cũng như các bài tập Gym, không phải mọi bài tập Aerobic đều phù hợp và đạt hiện quả giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Hãy lựa chọn cho mình một bài tập Aerobic không quá nặng, có thể vận động nhịp nhàng giúp tống đẩy máu kinh ra bên ngoài cũng như làm tăng sức bền của cơ thể đối với cơn đau bụng kinh khó ưa.
Một số sai lầm thường gặp ở chị em tập Aerobic (đặc biệt là những người mới bắt đầu):
- Không khởi động trước khi bắt đầu tập Aerobic.
- Tập sai tư thế so với sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Hít thở không ổn định do thiếu tập trung.
- Chỉ chủ trong vào các bài tập giảm cân mà không chủ ý đến các bài tập tạo cơ bắp.
- Chỉ tập 1 bài, không thay đổi bài tập trong một thời gian dài.
- Lựa chọn máy tập không phù hợp.
- Không uống bù đủ nước cho cơ thể.
- Đi tập khi đói.
Một số lưu ý khi tập Gym tập Aerobic trong kỳ kinh nguyệt
Một số điều trong quá trình tập Gym tập Aeronbic cần tránh:
- Lựa đồ tập rộng rãi, thoải mái để tránh bi bóp ép áp lực lên vùng bụng.
- Bổ sung đủ lượng nước khi tập vì cơ thể trong khoảng thời gian này đồng thời bị mất máu và đổ mồ hôi.
- Hãy khởi động, thư giãn gân cơ trước khi bước vào bài tập để đạt được hiệu quả luyện tập cũng như giảm đau bụng kinh tốt nhất.
- Chỉ nên luyện tập theo cường độ nhẹ hơn bình thường (hoặc thông thường với người có sức khỏe tốt). Đừng thử thách quá mức độ bền của cơ thể mình nhé con gái.
- Các bài tập bật nhảy, hoạt động ngực, vai chỉ nên tập vừa đủ từ 45 – 60 phút/ngày.
- Cố gắng ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong những ngày đèn đỏ để cơ thể phục hồi lượng máu bị mất cũng như tăng cường thể lực cho quá trình tập Gym, tập Aerobic.
Hãy lắng nghe cơ thể mình trước khi bạn quyết định có nên tập Gym, tập Aerobic hay không? Trường hợp bạn cảm thấy quá mệt, đừng cố gắng nữa. Hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi 2 – 3 ngày trước khi quay về thói quen thường nhật của cuộc sống. Bởi con người chúng ta đều không hoàn hảo.