Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
Em đang mang thai được 5 tuần. Thời gian gần đây em cảm thấy hay bị đau bụng âm ỉ giống như đến tháng trước đây. Bác sĩ cho em hỏi khi mang thai thì có bị đau bụng kinh nữa không? Nếu có thì khoảng bao lâu sẽ hết ạ? Và nó có làm ảnh hưởng gì đến em bé hay không?
Em cảm ơn và mong hồi âm của bác sĩ!
(Trần Thị Ngọc, 20 tuổi, Hậu Giang)
Trả lời:
Bạn Ngọc thân mến,
Lời đầu thư, chuyeneva.vn xin cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi thắc mắc tới chuyên mục tư vấn. Với câu hỏi “khi mang thai thì có bị đau bụng kinh nữa không? Nếu có thì khoảng bao lâu sẽ hết ạ? Và nó có làm ảnh hưởng gì đến em bé hay không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khi có thai có bị đau bụng kinh nữa không?
Đã có nhiều chị em nhầm tưởng cơn đau bụng khi mới mang thai là cơn đau bụng kinh (do chưa biết mang thai hoặc do nhiều yếu tố khác). Nhưng nếu để ý hơn một chút chúng ta sẽ cảm nhận được sự khác biệt của 2 cơn đau bụng này:
Cơn đau bụng khi mới có thai:
Đau bụng có thai là cơn đau bụng lệch hẳn về một bên, vùng bụng dưới sẽ có cảm giác hơi tức tức. Chị em thường bị đau bụng lâm râm, đau âm ỉ. Cơn đau có thể xuất hiện khi hắt hơi, đau bụng khi cười lớn hoặc ngay cả khi đứng quá lâu… Tuy nhiên, cơn đau bụng có thai sẽ kết thúc nhanh, không kéo dài trong nhiều ngày liên tục.
Cơn đau bụng kinh:
- Đau bụng kinh là cơn đau bụng co thắt hoặc âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới do cơ tử cung co bóp tống máu kinh ra bên ngoài. Cơn đau bụng kinh có thể đau lan ra sau lưng (gây mỏi lưng) và đau xuống bắp đùi.
- Đau bụng kinh thường xuất hiện ngay trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (có thể thấy kinh sớm hoặc muộn vài tiếng sau khi bị đau bụng). Mức độ đau bụng kinh nhiều trong 2 – 3 ngày đầu của chu kỳ kinh và giảm dần khi về cuối kỳ kinh.
Chi tiết: Cách phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh
Có phải ai cũng bị đau bụng khi mới có thai không?
Trên thực tế, đã có nhiều cuộc khảo sát để tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Kết quả cho thấy khoảng hơn 50% phụ nữ bị đau bụng khi mới mang thai ở những tuần đầu tiên (số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ – HHS, 2016).
Nguyên nhân xuất hiện cơn đau bụng mới có thai không đồng đều ở phụ nữ vẫn đang được tìm kiếm. Nhiều giả thiết cho rằng là do cơ thể từng người (cơ địa), sự thay đổi hormone và các cơ chế sinh lý trong cơ thể phụ nữ khi mới mang thai gây nên sự không đồng đều này.
Đau bụng có thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Nhưng trong trường hợp thấy cơn đau bụng có các dấu hiệu bất thường như:
- Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội không dứt hoặc đau quặn theo từng cơn.
- Bị chảy máu đen như màu bã cafe hoặc máu đỏ đông dạng cục.
- Tình trạng đau bụng không có xu hướng giảm mà tăng dần theo thời gian.
- Tần suất các cơn đau ngày càng nhiều, dồn dập và đột ngột biến mất.
- Có các triệu chứng bất thường: đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.
- Cơ thể mẹ bầu thường xuyên cảm thấy không khỏe.
- Các dấu hiệu mang thai khác trở lên bất thường.
Thì các mẹ cần nhanh chóng đi siêu âm thăm khám vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi như: chửa ngoài dạ con, dọa xảy thai hoặc sảy thai…

Vượt qua cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu bằng cách nào?
Đừng quá lo lắng và hãy tìm cách giảm đau nhanh chóng khi bị đau bụng có thai các mẹ nhé. Dưới đây chuyeneva.vn sưu tầm một số mẹo giúp làm dịu cơn đau bụng mới có thai ngay tại nhà, mời các mẹ cùng tham khảo nhé:
- Dùng tay xoa bụng hoặc massage nhẹ nhàng khi bị đau bụng.
- Uống đủ nước mỗi ngày và nên uống nước ấm. Uống đủ nước mỗi ngày trong thời gian mang bầu có nhiều lợi ích như: làm ấm bụng, giảm đau bụng kinh, giảm chứng táo bón thường gặp ở bà bầu.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý cân bằng lượng chất xơ, rau xanh hoa quả và lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Tăng cường ăn chuối, nho khô, kiwi, hạt óc chó… trong thời kì này.
- Hạn chế mặc đồ bó sát.
- Mẹ bầu nên dùng 1 chiếc ghế để kê chân khi ngồi.
- Không đứng quá lâu hoặc vận động mạnh vì có thể gây ra cơn đau bụng.
- Mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Dành thời gian vận động nhẹ nhàng mỗi ngày,
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý cân bằng lượng chất xơ, rau xanh hoa quả và lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Tăng cường ăn chuối, nho khô, kiwi, hạt óc chó… trong thời kì này.
- Tham khảo các bài tập yoga có lợi cho mẹ bầu để giảm cơn đau và tăng cường sức khỏe.
Bạn có thể quan tâm: