Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường ở phụ nữ khi tới tháng. Nhưng nếu chị em bị đau bụng dưới bên trái khi hành kinh thì xin hãy cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu đau bụng kinh bất thường gây nguy hiểm.
Mục lục
Phụ nữ thường đau bụng kinh ở vị trí nào?
Khi đến tháng, phụ nữ thường xuất hiện cơn đau bụng kinh ở vị trí giữa bụng dưới (nằm dưới rốn, cách rốn khoảng 4cm, cách đều 2 bên sườn bụng mỗi bên khoảng 3cm) – nơi có các cơ quan sinh sản nữ như: tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
Trong những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt, do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra nhiều (và có lẫn máu) nên các cơ tử cung phải co thắt liên tục nhằm đẩy máu kinh ra bên ngoài, từ đó gây ra những cơn đau bụng kinh âm ỉ liên tục. Càng về cuối chu kỳ kinh, lớp niêm mạc tử cung mỏng dần, lượng máu kinh ít dần, mức độ hoạt động của cơ tử cung giảm giúp tình trạng đau bụng kinh được cải thiện, các cơn đau bụng ít hơn với mức độ đau bụng giảm rõ rệt.
>> Tìm hiểu thêm: Vị trí đau bụng kinh
Hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi hành kinh
Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh có phải hiện tượng bất thường?
Ngoài vị trí đau bụng dưới phần giữa thì cũng có không ít chị em bị đau bụng dưới bên trái khi hành kinh.
Nếu cơn đau bụng kinh bên trái không kèm theo các dấu hiệu “lạ” và kết thúc nhanh, không kéo dài đến các tháng sau thì có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản phụ nữ.
Nhưng nếu hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi hành kinh kéo dài trong nhiều tháng liên tục và có kèm theo các biểu hiện bất thường như: đau bụng dữ dội không thể chịu đựng được, thời gian đau bụng kéo dài bất thường, máu kinh có màu đen, máu cục… thì đây có thể là cơn đau bụng kinh bất thường cảnh báo dấu hiệu về các bệnh phụ khoa, bệnh lý thực thể mà phụ nữ dễ gặp phải.
Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh là dấu hiệu bệnh gì?
Một số bệnh lý thực thể phụ nữ dễ mắc phải khi bị đau bụng dưới bên trái hành kinh kéo dài trong nhiều tháng như:
1. Bệnh viêm vùng chậu:
Người bệnh có thể bị đau bụng bên trái hoặc đau bụng bên phải tùy thuộc vào vị trí viêm. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng: đau vùng xương chậu, rong kinh, ứ kinh, đau bụng kinh âm ỉ trong thời gian dài… Các vị trí viêm vùng chậu thường gặp là: viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.
2. Bệnh lạc nội mạc tử cung:
Đây là hiện tượng các mô tử cung có vị trí bên trong tử cung nhưng lại phát triển “lạc” ra bên ngoài tử cung (thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…).
Người bệnh thường bị đau bụng bên trái hoặc bệnh phải mỗi khi đến chu kỳ kinh, thời gian đau bụng kéo dài, cơn đau dữ dội trong những ngày nguyệt san. Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản phụ nữ, gây tỉ lệ vô sinh đến gần 50%.
3. Bệnh u nang buồng trứng:
khối u nang buồng trứng thường là một khối dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường ở trên bền mặt hoặc bên trong buồng trứng. Khi trứng rụng và di chuyển về tử cung bị khối u nang cản trở gây cảm giác đau bụng dưới bên trái ở thời gian trước và trong khi hành kinh.
4. Bệnh u xơ tử cung:
Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Khối u xơ hình thành là dạng u xơ lành tính (không phải ung thư) và có thể chữa trị được. Chúng chèn ép trực tiếp vào tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới dữ dội và có thể kèm theo cơn đau bụng dưới bên trái bất thường trong những ngày hành kinh.
5. Mang thai ngoài tử cung:
Phụ nữ mới mang thai cũng xuất hiện những cơn đau âm ỉ và nếu không có kinh nghiệm các chị em cũng có thể bị nhầm lẫn với cơn đau bụng kinh (trong khoảng 4 tuần đầu thai kỳ).

Trường hợp nếu bào thai không làm tổ trong buồng tử cung mà di chuyển đến làm tổ ở các vị trí bên ngoài tử cung như: vòi tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng… sẽ gây cơn đau bụng kinh dữ dội ở bụng dưới, bụng dưới bên trái hoặc bên phải… tùy thuộc vào vị trí bào thai làm tổ. Cơn đau bụng tăng dần với sự phát triển của thai nhi. Một số triệu chứng đi kèm như: chảy máu âm đạo (gây nhầm lẫn với hành kinh), máu có màu đỏ thẫm, thời gian ra máu kéo dài…
Cần làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái đến kỳ nguyệt san?
Hãy quan sát và theo dõi tình trạng đau bụng dưới bên trái của bạn trong những ngày hành kinh. Nếu cơn đau bụng dưới bên trái có thể chịu đựng được, thời gian đau kết thúc nhanh và không tái phát (trong những ngày tiếp theo và những tháng tiếp theo) thì chị em có thể áp dụng các cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà giúp giảm đau bụng kinh.
Nhưng nếu cơn đau bụng dưới bên trái xuất hiện không tự khỏi trong thời gian dài thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý hệ sinh sản. Trong trường hợp này, bạn ần chủ động đến thăm khám tại cơ sở Y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để nắm được tình hình sức khỏe cũng như có hướng điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Thói quen tốt giúp giảm đau bụng kinh
Một số thói quen tốt cho chị em khi bị đau bụng kinh:

- Chườm bụng, luôn giữ ấm vùng bụng bằng các vật dụng ấm như: túi sưởi, chăn…
- Ngâm chân bằng nước ấm vào các buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kết hợp massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng bằng rượu gừng, dầu nóng… giúp giảm nhanh cơn đau bụng.
- Uống các thức uống có tính nóng ấm như: trà gừng mật ong, trà quế, sữa ấm pha bột quế…
- Ngủ đủ giấc, ngủ ít nhất 8h mỗi ngày.
- Ăn uống đủ chất, cân bằng lượng thực phẩm giàu protein và lượng thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày.
- Không ăn nhiều các món ăn có gia vị cay nóng như: ớt, tỏi, tiêu…
- Không uống các loại thức uống: cafe, nước uống có gas, rượu, bia… vì chúng còn khiến bụng chướng, căng và đầy hơi, khó chịu.
QueenUp giúp tăng cường nội tiết tố nữ và hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Bên cạnh thực hiện các lối sống tốt hàng ngày chị em cũng có thể tham khảo thêm QueenUp – sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và sản phẩm QueenUp, mời Quý khách gọi đến tổng đài18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được các chuyên gia hỗ trợ!