Đau bụng kinh – tâm sự muôn thuở của bạn nữ tuổi mới lớn nói riêng cũng như mọi phụ nữ nói chung. Mời bạn cùng chuyeneva.vn tìm hiểu thêm tình trạng đau bụng kinh, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị ngay tại nhà hiệu quả nhé.
Mục lục
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh thường có 2 dạng: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát (Thống kinh vô căn)
- Đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ là các cơn đau bụng nhẹ, âm ỉ. Nó chạy dọc từ trên xuống dưới tử cung nhằm co bóp tống lớp niêm mạc tử cung (có lẫn máu) ra bên ngoài. Đây là hiện tượng đau bụng kinh bình thường không liên quan đến bệnh lý.
- Thường xuất hiện ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trẻ tuổi.
Đau bụng kinh thứ phát (Thống kinh thứ phát)
- Đau bụng kinh thứ phát là những cơn đau bụng bất thường như: đau bụng kinh dữ dội thậm chí bị buồn nôn, hôn mê, lượng máu kinh ra không đều trong các tháng, thời gian đau bụng kéo dài: có thể bị đau trước 1 – 2 tuần và kéo dài cơn đau thêm vài ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh, có xuất hiện máu cục, máu đen…Đây thường là cơn đau liên quan đến các bệnh lý vùng chậu.
- Thường gặp nhất ở nữ giới trung tuổi khoảng 30 – 45 tuổi.
Dấu hiệu đau bụng kinh thường gặp
Dấu hiệu đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh có thể là xuất hiện những cơn đau nhẹ hoặc đau dữ dội tùy thuộc vào cơ địa từng người khác nhau. Cơn đau bụng kinh nhẹ thường có các dấu hiệu như:

- Cơn đau bụng xuất hiện trước kỳ kinh 3 – 5 hôm với mức độ nhẹ, bụng hơi căng tức để báo hiệu “sắp đến hẹn”.
- Hoặc cơn đau không đến trước mà chỉ xuất hiện từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, thường đau đỉnh điểm trong 2 – 3 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần trong những ngày tiếp theo.
- Cơn đau âm ỉ, có thể kéo dài hoặc ngắt đoạn.
- Cảm giác đau thắt ở vùng bụng dưới, bị áp lực trong bụng.
- Cơn đau có thể lan ra lưng (gây đau mỏi lưng) và đau xuống đùi làm tức đùi, mỏi cơ đùi.
- Bụng thường to hơn vào trước chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với cơn đau bụng kinh dữ dội, mức độ biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng:
- Có cảm giác đau “thắt” ruột, đau quằn quại khiến các chị em không thể làm được việc gì.
- Cơn đau kéo dài trong nhiều ngày, chỉ thuyên giảm trong những ngày cuối chu kỳ kinh.
- Vùng bụng dưới đau quặn, cơn đau lan xuống đùi và ra sau lưng với mức độ nặng rất khó chịu.
- Xuất hiện cơn đau từ 2 bên cánh chậu dồn xuống phía dưới (thường ít cảm nhận được).
- Bụng to, cơ thể bị mất sức, mệt mỏi, không muốn vận động, ăn uống kém…
Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát
Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát (các bệnh lý thực thể) khác nhau mà triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Ngoài hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, một số triệu chứng chung thường gặp ở đau bụng kinh thứ phát như:
- Cơn đau bụng kinh bất thường không thể chịu được (thường các chị em phải dùng thuốc giảm đau)
- Kinh nguyệt không đều theo các tháng.
- Lượng máu kinh không đều giữa các lần hành kinh.
- Máu bị vón cục, màu đen.
- Khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi.
- Đau trong khi quan hệ.
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường: buồn nôn, đi ngoài, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Đổ mồ hôi, chân tay lạnh, bủn rủn.
- Có thể bị ngất xỉu do đau quá mức.
Nguyên nhân đau bụng kinh do đâu?
Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát
- Do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung trong quá trình đẩy máu ra ngoài.
- Do cổ tử cung bị hẹp khiến máu khó thoát ra ngoài.
- Do tử cung bị tật bẩm sinh như: tử cung ngả ra phía sau hoặc ngả phía trước, từ đó làm cản trở quá trình lưu thông kinh nguyệt.
Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát
Bệnh lý vùng chậu hoặc các bệnh lý thực thể là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh thứ phát ở chị em phụ nữ. Cơn đau bụng kinh thứ phát thường là các cơn đau bụng dữ dội, người bệnh rất đau đớn, mệt mỏi khi đến tháng (hoặc trước, sau kỳ kinh).
Các bệnh lý gây đau bụng kinh dữ dội (thứ phát) có thể kể đến như:
- Bệnh u xơ tử cung: Người bệnh bị đau vùng bụng dưới, bị rong kinh (kỳ kinh kéo dài), cường kinh (ra nhiều máu), đau và có cảm giác tức ở vùng chậu, xuất hiện tiểu rắt…
- Lạc nội mạc tử cung: Đau bụng dưới và đau vùng chậu là triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung, trong đó hơn 70% cơn đau vùng chậu xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Lạc tuyến nội mạc tử cung: Sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh thứ phát.
- Do viêm vùng chậu (PID): cơn đau bụng kinh âm ỉ kéo dài, người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh khiến cho cơ thể bị mất máu, đau đớn vùng bụng dưới và xương chậu; trường hợp nặng có thể bị sốc do nhiễm trùng, viêm màng bụng mãn tính.
- Do dụng cụ tránh thai (IUD): Dụng cụ tránh thai được đặt vào bên trong buồng tử cung gây ra các cơn đau mỗi khi đến kỳ kinh.
Nguyên nhân chung
- Do hormone prostaglandin (PG): Đây là hormone liên quan đến sự cảm nhận đau và quá trình viêm. Nồng độ hormone PG cao thường đi kèm với cảm giác đau bụng kinh dữ dội.
- Do tần suất các cơn co thắt: Các cơn co thắt tử cung bị kích thích hoạt động nhiều hơn khi cơ thể sản sinh nhiều hormone PG. Đây cũng là “thủ phạm” gây đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Do chế độ ăn uống: Thói quen ăn đồ lạnh trong những ngày “Đèn đỏ” khiến cơn đau xuất hiện hoặc trầm trọng thêm.
- Do bẩm sinh: Chiếm tỉ lệ nhỏ.
>> Xem đầy đủ bài viết tổng hợp: Nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị
Ai dễ bị đau bụng kinh nhất?
Mọi phụ nữ đều có thể bị đau bụng kinh. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau bụng kinh ở phụ nữ như:

Thống kinh nguyên phát:
- Phụ nữ dưới 30 tuổi.
- Các bạn gái dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hoặc sớm hơn.
- Bạn gái bị cường kinh (chảy máu nhiều) trong các thời kỳ.
- Kinh nguyệt không đều.
- Người chưa sinh con.
- Có bệnh sử gia đình về đau bụng kinh.
- Hút thuốc.
Thống kinh thứ phát:
- Bạn nữ dậy thì sớm (có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn người bình thường).
- Người có vòng kinh quá ngắn hoặc quá dài.
- Phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh.
>> Đọc thêm bài viết: Con gái bị đau bụng kinh như thế nào?
Đau bụng kinh có cần gặp bác sĩ?
Mặc dù bị khó chịu và đau đớn, nhưng đa phần các chị em đều có thể chịu được các cơn đau bụng kinh nguyên phát và không bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Nhưng trong trường hợp cảm thấy cơn đau bụng kinh xuất hiện bất thường (so với thời gian trước) hoặc có các triệu chứng đau bụng kinh thứ phát sau một thời gian không tự khỏi, thì các chị em nên chủ động đến thăm khám bác sĩ sản phụ khoa tại các địa chỉ uy tín để được kiểm tra sức khỏe sinh sản, cũng như phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý thực thể nếu có.
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà cho chị em phụ nữ
Chị em phụ nữ có thể kết hợp nhiều cách điều trị tại nhà giúp giảm đau đớn, khó chịu trong những ngày “đèn đỏ” như:
Dùng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm đau bụng kinh như:
- Acid mefenamic (Ponstel®)
- Acetaminophen (Tylenol®)
- Paracetamol (Panadol, Decolgen, Hapacol…)
- Ibuprofen (Advil®, Motrin IB®)
- Natri naproxen (Aleve®)
- Thuốc tránh thai (cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng).
- Thuốc kiểm soát nội tiết tố: Nhằm ngăn chặn rụng trứng và làm giảm đau bụng kinh. Một số đường truyền thuốc vào cơ thể như: tiêm, cấy vào vùng da dưới cánh tay, đắp miếng dán lên da…
>> Tham khảo bài viết tổng hợp: Cách chữa đau bụng kinh bằng thuốc
Cách giảm đau bụng kinh với cây lá dân gian
Giảm đau bụng kinh với lá Ngải cứu
Nguyên liệu: 300g – 500g Ngải cứu tươi + 100g muối hạt (muối trắng).
Thực hiện:
- Rửa sạch Ngải cứu và để ráo nước.
- Cho Ngải cứu và muối hạt vào chảo rang lên, đảo đều tay đến khi hỗn hợp nóng già thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp thu được vào một tấm vải sạch, buộc túm miệng lại sau đó dùng chườm trực tiếp vào phần bụng dưới.
- Chườm khoảng 15 phút sẽ thấy cơn đau bụng kinh dịu dần.
Uống trà gừng mật ong giảm đau bụng kinh
Nguyên liệu: Gừng tươi + mật ong.
Thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch và thái 5 lát, sau đó tiếp tục cắt nhỏ hạt lựu.
- Cho gừng vào cốc thủy tinh và đổ nước ấm. Tiếp tục cho 2 muỗng mật ong và khuấy đều.
- Dùng uống trực tiếp.
- Ngày uống 2 – 3 cốc trà gừng mật ong và kết hợp chườm bụng sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm đáng kể trong những ngày đầu kỳ kinh.
Sắc uống nước Ích mẫu
Nguyên liệu: 30g cây Ích mẫu + 10g Củ gấu + 1 củ Nghệ đen + 100g lá Ngải cứu.
Thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng với 700ml nước sạch.
- Đến khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Chắt nước sắc Ích mấu uống khi còn ấm nóng. Thực hiện 2 lần/ngày.

Ngoài làm giảm thống kinh, cây Ích mẫu còn có nhiều công dụng khác như: điều hòa kinh nguyệt, điều trị tắc kinh, kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu trong kỳ kinh…
Dùng các phương pháp giảm đau tại chỗ
Chườm ấm bụng: Hơi ấm có thể giúp tử cung co thắt nhẹ nhàng và làm giảm các cơn đau bụng kinh.
Bạn có thể tự làm cho mình túi chườm “handmade” trong những ngày “đèn đỏ” như: bình thủy tinh đựng nước nóng bọc vải, túi chườm, túi sưởi hoặc đơn giản là tấm chăn mỏng gập gọn đặt vào vùng bụng dưới.
Massage vùng bụng dưới: việc làm này giúp vùng cơ bụng giãn ra, từ đó làm giảm các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh vô căn.
Thực hiện: Massage nhẹ nhàng, xoay tròn quanh vùng bụng dưới đến khi bụng nóng và cảm giác các cơn đau dịu đi rõ rệt. Bạn có thể massage bụng với dầu nóng hoặc nước gừng tươi để hiệu quả nhanh hơn.
Lựa chọn sử dụng các đồ ấm nóng, tắm nước nóng, hạn chế uống nước lạnh hoặc tắm nước lạnh khi đến chu kỳ kinh.
Một số thói quen tốt trong ngày “Dâu tây”
Bên cạnh các cách làm giảm đau bụng kinh, chị em phụ nữ hãy tập cho mình những thói quen tốt giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau cũng như chăm sóc sức khỏe trong những ngày “dây tây” như:
- Luôn giữ ấm cho phần bụng dưới.
- Ăn các đồ ăn ấm, tránh các thức ăn mang tính hàn như: rong biển, bí đao…
- Bổ sung đầy đủ protein đặc biệt là các Vitamin E, axit béo Omega-3, Vitamin B1 (thiamine), Vitamin B6, Magie và rau xanh giúp tăng cường sức khỏe.
- Tránh các đồ uống không có lợi như: rượu, bia, chất kích thích,…
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thằng.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức (vì cơ thể đang yếu nhất trong tháng).