Gần đây rất nhiều chị em rỉ tai nhau về mẹo trị đau bụng kinh bằng uống nước dừa làm giảm bớt cơn đau và giúp chu kỳ kinh diễn ra thuận lợi, máu kinh không bị “tắc đường”. Vậy thực hư đằng sau như thế nào? Bị đau bụng kinh có nên uống nước dừa không? Đau bụng kinh uống nước dừa có giảm đau hiệu quả?
Mục lục
Tìm hiểu thành phần của nước dừa
Là thức uống tự nhiên, không chứa chất béo, ít năng lượng (chỉ khoảng kcal/100g) nên nước dừa là thức uống ưa thích của nhiều chị em phụ nữ. Nhiều nghiên cứu thành phần nước dừa cho thấy:
- Nước dừa chứa 95,5% là nước.
- Còn lại chứa các axit béo có lợi như: axit phosphoric (0,56%), magie oxit (0,59%), canxi oxit (0,69%).
- Hàm lượng các khoáng chất chứa trong nước dừa (g/100g): sắt (chiếm 0,5), kali (chiếm 0,62), Nitơ (chiếm 0,05), chất xơ (chiếm 2,08), muối khoáng (chiếm 0,05) và đường (chiếm 4,71).
Một số tác dụng của nước dừa đối với cơ thể:
- Chống oxy hóa cơ thể nhờ khả năng tiêu diệt các gốc tự do có hại, từ đó làm chậm quá trình oxy hóa cơ thể hiệu quả.
- Bù nước: Bản thân chứa 95,5% nước tự nhiên nước dừa giúp bù nước, bù điện giải hiệu quả nếu sử dụng thường xuyên.
- Là thức uống dinh dưỡng giúp bổ sung nước và các khoáng chất, đồng thời đào thải các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
- Chăm sóc và làm đẹp da, mịn da cho chị em phụ nữ.
- Đối với các mẹ bầu, việc uống nước dừa thường xuyên vào những tháng cuối thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của em bé.
Có phải ai đau bụng kinh uống nước dừa cũng giúp giảm đau?
Giảm đau bụng kinh khi đến tháng bằng cách uống nước dừa là mẹo được nhiều chị em chia sẻ giúp “đi qua” chu kỳ kinh một cách nhẹ nhàng. Nhưng trên thực tế cách làm này có mang lại hiệu quả hay không?
Theo bác sĩ Vũ Thu Tuyên – chuyên khoa Phụ Khoa (Bệnh viên Phụ Sản Hà Nội) cho biết: cách uống nước dừa vào ngày nguyệt san nhằm làm giảm cơn đau bụng kinh được nhiều chị em chia sẻ và áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được hiệu quả giảm đau bụng như mong đợi.
Việc uống nước dừa vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt giúp hỗ trợ điều hòa tử cung, làm tử cung co bóp nhẹ nhàng nhưng với mức độ đều đặn, từ đó giúp làm giảm cơn đau bụng kinh âm ỉ. Đồng thời vẫn đảm bảo đẩy lượng máu kinh ra bên ngoài đều đặn – rút ngắn kỳ kinh, cải thiện chứng rong kinh ở phụ nữ.
Với khả năng cung cấp nước và bù điện giải hiệu quả, uống nước dừa cũng giúp các chị em tránh mất nước, giảm mệt mỏi, ê nhức người trong những ngày “đèn đỏ”.
Nhưng bên cạnh đó, nước dừa chứa hàm lượng Kali rất cao (chiếm 0,62g/100g) nên chúng không có lợi với những phụ nữ bị dư thừa Kali trong cơ thể.
Nhiều số liệu khảo sát cho thấy: ở những phụ nữ dư thừa Kali khi đến tháng và có uống nước dừa thì khoảng hơn 60% tỉ lệ người cảm nhận cơn đau bụng kinh không suy giảm mà còn làm xuất hiện thêm một số biểu hiện lạ như: đau đầu, suy nhược (do dư thừa kali quá mức trong máu), đi tiểu nhiều lần (do yếu tố lợi tiểu tự nhiên của nước dừa)…
Bị đau bụng kinh có nên uống nước dừa không?
Với thành phần giàu các khoáng chất và axit béo có lợi, nước dừa có một số công dụng tích cực với chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ như:
- Làm giảm các triệu chứng đau bụng tiền kinh nguyệt như: căng tức ngực, đau bụng lâm râm, mỏi lưng, ăn không ngon…
- Giúp giảm đau bụng kinh: Như đã trình bày bên trên, nước dừa tươi có khả năng hỗ trợ điều hòa tử cung, làm tử cung co bóp nhẹ nhàng nhưng với mức độ đều đặn nên từ đó hỗ trợ làm giảm cơn đau bụng kinh khi đến tháng.
- Cải thiện chứng rong kinh, rút ngắn chu kỳ kinh ở phụ nữ nhờ việc tác động tử cung co bóp đẩy máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, nó còn giúp kỳ kinh đến đều đặn và ổn định hơn.
- Hỗ trợ kiểm soát và làm giảm tình trạng nôn hoặc buồn nôn khi tới chu kỳ kinh.
- Bù nước và bổ sung chất điện giải giúp cơ thể đỡ đau nhức mỏi và mau phục hồi sức khỏe sau kỳ nguyệt san.
- Làm đẹp da, thanh nhiệt cơ thể.
Tuy nhiên ở một số trường hợp phụ nữ bị dư thừa Kali trong cơ thể thì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng uống nước dừa trong “mùa Dâu tây” bởi chúng có thể gây một số tác dụng không mong muốn.
Vậy nên, để biết khi bị đau bụng có nên uống nước dừa hay không? Cách giảm đau bụng kinh bằng nước dừa có phù hợp và an toàn với bản thân hay không? chị em chúng ta nên tìm xin lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa để có những quyết định chính xác nhất.
Đau bụng kinh dùng uống nước dừa cần lưu ý điều gì?
Một số lưu ý khi dùng uống nước dừa trong những ngày đau bụng hành kinh chị em phụ nữ cần biết:

- Không uống quá nhiều nước dừa trong một ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra như: đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu… Tốt nhất chỉ nên uống khoảng 500ml nước dừa tươi/ngày trong kỳ nguyệt san.
- Không nên uống nước dừa để lạnh vì có thể khiến cơ tử cung co cứng gây đau bụng kinh nhiều hơn.
- Không uống nước dừa vào buổi tối để tránh thận bị làm việc quá tải vào buổi tối và các hiện tượng nặng bụng, tiểu đêm nhiều lần.
- Phụ nữ gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao nên hạn chế uống nước dừa (vì trong nước dừa chứa lượng muối khoáng cao có thể khiến dấu hiệu bệnh trầm trọng hơn).
- Không nên uống nước dừa khi mắc bệnh tiểu đường hoặc hàm lượng đường trong máu cao.
- Bệnh nhân mắc bệnh trĩ, huyết áp thấp, xương khớp không được uống nước dừa vì dễ gây tiêu chảy.
- Không dùng nước dừa giải khát khi vừa đi trời nắng về vì có thể gây ớn lạnh bụng…
- Trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội kéo dài nhiều tháng do các bệnh lý vùng chậu, bệnh phụ khoa… chị em cần thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp giúp đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh dùng uống nước dừa khi đau bụng kinh, chị em cũng nhớ kết hợp các cách giảm đau tại chỗ như chườm nóng bụng, ăn thức ăn nóng, uống nước ấm, tắm nước ấm… để cải thiện cơn đau bụng kinh và đi qua những “ngày ấy” một cách nhẹ nhàng nhất.
Sẽ hữu ích với bạn: