Gần đây có nhiều chị em rỉ tai nhau cách làm “uống rượu trong kỳ kinh để làm nóng vùng bụng dưới từ bên trong, nhờ đó làm giảm đau bụng kinh hiệu quả”. Vậy thực hư về tác dụng của cách làm này như thế nào? Đau bụng kinh có nên uống rượu để làm giảm cơn đau?
“Đôi nét” về rượu
Rượu là cái tên không còn xa lạ ở Việt Nam chúng ta. Có từ trẻ con (khi bắt đầu biết nhận thức) đến người già đều có những hiểu biết nhất định về rượu cũng như những công dụng hoặc tác hại của những loại rượu mang lại.
Rượu là một loại đồ uống có chứa ethanol (có công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH), được sản xuất bằng cách lên men từ ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Với đặc thù thành phần chính là C2H5OH, rượu có vị cay, nồng, mùi thơm đặc trưng.

Rượu được ví như một chất gây trầm cảm. Ở liều thấp rượu gây cảm giác hưng phấn cho người sử dụng, làm giảm lo lắng và cải thiện tính xã hội. Tuy nhiên ở liều cao hơn, nó gây cảm giác say, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong.
Mặc dù có nhiều tác dụng không tốt nhưng rượu vẫn luôn là một trong những loại đồ uống giải trí được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó thường được chia thành ba loại: bia, rượu vang và rượu mạnh với nồng độ cồn từ khoảng 3% đến 50%.
Ở Việt Nam, ngoài các loại rượu cơ bản, người dân còn tự nấu rượu bằng cách sử dụng gạo để lên men rồi nấu thành rượu (gọi là rượu trắng). Rượu trắng có thể dùng uống trực tiếp, hoặc dùng ngâm với các loại nguyên liệu khác từ vào mục đích sử dụng khác nhau, trong đó rượu thuốc là một trong những loại rượu điều chế từ rượu trắng được nhiều người áp dụng nhất.
Rượu thuốc được chế biến bằng cách ngâm rượu trắng với các vị thuốc, đậy nắp kín và để trong khoảng một thời gian nhất định rồi đem sử dụng.
Uống rượu có giúp làm giảm đau bụng kinh?
Đối với cơ thể, rượu có khả năng hấp thụ, hòa tan trực tiếp vào máu, vào toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, vì thế nên rượu được phân tán ra trên toàn cơ thể với một tốc độ nhanh chóng. Ví dụ dễ thấy nhất là khi con người uống rượu sẽ có cảm giác tê tê tại màng niêm mạc miệng ngay sau đó.
Tác động trực tiếp của rượu với một số cơ quan nội tạng trong cơ thể:
Với gan: rượu được enzim xúc tác phân hủy thành axetaldehyd hay aldehyd axeti (CH3-CHO) – là thủ phạm chính gây ra các cơn nhức đầu, đau đầu kéo dài do uống nhiều rượu. Các loại rượu có hàm lượng đường càng cao sẽ càng gây chứng đau đầu nhiều (đặc biệt là ở rượu mùi và một số loại sâm banh) do đường ngăn cản sự phân hủy CH3-CHO trong cơ thể.

Với hệ tiêu hóa: Rượu được hấp thụ trực tiếp trong dạ dày và các nhu động ruột, từ đó làm phần bụng có cảm giác nóng lên (thậm chí nóng ran nếu uống nhiều rượu). Ngoài nóng bụng, rượu còn khiến dạ dày bị cảm giác cồn cào, khó chịu; với người bị đau dạ dày sẽ làm tái phát cơn đau; có thể khiến tình trạng ợ hơi, trào ngược dạ dày trầm trọng hơn…
Với hệ thần kinh: Ngay khi chỉ uống một lượng rượu vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) C2H5OH trong máu, tương đương với 0,3 lit bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: khiến góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản xạ tự nhiên chậm đi.
Với cơ tử cung ở nữ giới khi tới tháng: Rượu thẩm thấu vào tử cung có thể gây kích thích, tác động khiến các cơ trơn tử cung co thắt mạnh đột ngột làm gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội. Từ đây có thể thấy rượu không có tác dụng làm giảm đau bụng kinh mà còn có thể khiến mức độ đau bụng kinh trở nên trầm trọng đau đớn dữ dội hơn.
Ngoài ra, với những tác động không tốt cho cơ thể (đã nêu trên) rượu còn là thức uống cần hạn chế, không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
Cách chữa đau bụng kinh bằng rượu thuốc
Uống rượu không có tác dụng giảm đau bụng kinh. Nhưng để rượu thuốc tiếp xúc với bụng dưới lại là một trong những các giảm đau bụng kinh khá hiệu quả.
Bởi vì có tác dụng thẩm thấu nhanh không cần phân tách qua các cơ quan trung gian nên rượu thuốc có khả năng làm ấm bụng kinh tiếp xúc qua da giúp loại bỏ khí lạnh, giữ nhiệt độ vùng bùng dưới ổn định, nhờ đó là cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà.
Rượu ngâm gừng tươi là một trong những loại rượu thuốc từ dân gian cho thấy có hiệu quả làm giảm đau bụng kinh rất tốt.
Cách ngâm rượu gừng tươi:
Chuẩn bị: 0,5kg gừng tươi + 1 lit rượu trắng 40 độ + hũ thủy tinh ngâm rượu có nắp kín.
Cách làm: Rửa sạch gừng rồi phơi cho khô vỏ (ưu ý giữ nguyên vỏ gừng). Thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu trắng vào. Đậy kín nắp để trong bóng mát không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chờ khoảng 20 – 30 ngày thì có thể bỏ ra dùng.
Cách dùng:
Cách 1: Lấy rượu gừng làm ướt bụng dưới rồi massage nhẹ nhàng cho vùng bùng nóng lên. Thực hiện khoảng 10 phút sẽ cảm thấy cơn đau bụng kinh giảm hẳn.
Cách 2: lấy 1 miếng bông Y tế vo tròn, đem thấm với rượu gừng và đặt vào rốn. Có thể để qua đêm khi ngủ. Trong nền Y học cổ truyền, rốn được ví như “thần khuyết” – vị trí liên kết với 12 tĩnh mạch, tứ chi, gân cốt, các lục phủ ngũ tạng.. Vì vậy, chị em có thể làm giảm đau bụng kinh bằng rượu gừng thông qua “thần khuyết” này.
Với các chia sẻ trên đây, hi vọng chị em có thêm những thông tin hữu ích và tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Đau bụng kinh có nên uống rượu để làm giảm cơn đau?”.
Chúc các chị em luôn mạnh khỏe và sớm tìm được phương pháp phù hợp chữa trị cơn đau bụng kinh khi tới tháng.