Đau bụng kinh (thống kinh) là cơn đau hầu hết mọi phụ nữ đều trải qua khi đến tháng. Nhưng bị đau bụng kinh có gây nguy hiểm gì không? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ hay không? thì lại là một “ẩn số” khiến nhiều chị em phải lo lắng.
Mục lục
Phân loại đau bụng kinh
Mỗi chị em phụ nữ đều có những cảm giác đau bụng kinh khác nhau khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Có người chỉ đau bụng rất ít, có người đau vừa, người đau bụng kinh dữ dội và cũng có những chị em phụ nữ không bị đau bụng khi đến tháng.
Dựa vào các yếu tố tác động khác nhau người ta chia đau bụng kinh thành 2 dạng phổ biến:
- Đau bụng kinh thường (thống kinh vô căn): thường gặp ở bạn gái mới dậy thì hoặc phụ nữ trẻ tuổi.
- Đau bụng kinh dữ dội (thống kinh thứ phát): thường gặp ở nữ giới trung tuổi khoảng 30 – 45 tuổi.
Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh và những điều chị em nên biết
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Cụ thể:
Đối với cơn đau bụng kinh thường:
Là những cơn đau bụng kinh âm ỉ mức độ nhẹ hoặc vừa, chị em có thể chịu đựng và “sống chung được”. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới khi có nguyệt san, không phải là triệu chứng của các bệnh lý vùng chậu nên gần như không gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Đối với đau bụng kinh dữ dội (do bệnh lý):
Gọi là đau bụng kinh dữ dội bởi vì thống kinh thứ phát thường đau ở mức độ nặng hơn nhiều so với thống kinh vô căn. Người bệnh bị đau thắt quặn ở vùng bụng dưới, cảm giác không thể chịu đựng được, thời gian đau bụng kéo dài. Ngoài ra, chúng có thể kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như:
- Thời gian đau bụng trước kỳ kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt) kéo dài.
- Cơn đau bụng nặng trong những ngày chu kỳ kinh.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: buồn nôn, đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt thậm chí bị ngất xỉu.
- Bị đau bụng dữ dội, đau quằn quại.
- Bị đau vùng chậu nhiều.
- Kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ra không đều trong các tháng, có thể xuất hiện máu cục, máu đen.
- Đổ mồ hôi, chân tay lạnh, bủn rủn.
- …
Xem thêm: Dấu hiệu đau bụng kinh sinh lý và bệnh lý
Không giống như đau bụng kinh thường, đau bụng kinh dữ dội thường liên quan đến triệu chứng của các bệnh lý vùng chậu nguy hiểm. Vì vậy, để biết chính xác mình có đang gặp những bệnh lý nguy hiểm hay không, chị em cần đến thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để có kết quả chính xác nhất.
Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Một số bệnh lý nguy hiểm gây ra chứng đau bụng kinh dữ dội bất thường ở phụ nữ:
Chứng hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung bị hẹp khiến máu kinh chảy bất thường, khó thoát khỏi lòng tử cung gây ứ kinh và đau bụng kinh dữ dội. Hẹp cổ tử cung còn gây khó mang thai do tinh trùng bị cản trở nên không thể di chuyển vào buồng tử cung đến vòi trứng. Trong trường hợp mang thai được, bệnh cũng có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân gây bệnh do yếu tố bẩm sinh, do dính tử cung sau nạo hút thai tử cung bị viêm…
Lạc nội mạc tử cung

Đây là căn bệnh hình thành do các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại có xu hướng phát triển “lạc” ra bên ngoài tử cung (thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…). Căn bệnh này gây tỉ lệ vô sinh đến gần 50%.
Ngoài gây đau bụng kinh quặn thắt, đau bụng kinh mà không ra máu, lạc nội mạc tử cung còn gây hơn 70% cơn đau vùng chậu trong kỳ kinh. Đây là căn bệnh rất hay gặp khi phụ nữ xuất hiện thống kinh thứ phát bất thường.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là khối ung thư ác tính hình thành do các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường (đột biến) gây ra. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, các tế bào ác tính mang bệnh làm lây bệnh cho các tế bào lành xung quanh, từ đó làm hình thành các khối ung thư cổ tử cung với tốc độ mất kiểm soát.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, ung thư cổ tử cung không chỉ gây vô sinh ở nữ giới, làm rối loạn hệ nội tiết, gây các cơn đau đớn mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong (ở giai đoạn cuối).
U xơ tử cung
U xơ tử cung là một khối u lành tính xuất hiện trong cơ tử cung. Đây không phải khối ung thư.
Khối u xơ khi không được điều trị sẽ phát triển lớn dần và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới dữ dội trước hoặc trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, bệnh có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng gần 50% đến tỉ lệ thụ thai, có thể gây vô sinh nếu không được điều trị.

U nang buồng trứng
Đây là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường ở trên bền mặt hoặc bên trong buồng trứng. Nó có thể phát triển từ các mô của buồng trứng.
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp (chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa) nhưng chúng ít gây nguy hiểm, việc điều trị đơn giản nhất trong các bệnh phụ khoa. Nhưng nếu không được chữa trị, bệnh có thể biến chứng và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ sau này.
Viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị chít hẹp làm cản trở đường đi của trứng tới tử cung mỗi khi trứng rụng. Viêm vòi trứng rất nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe nữ giới. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguyệt san của phụ nữ như: làm rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh trước khi có kinh kéo dài, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn nhiều, khó mang thai…
Bệnh do các nguyên nhân tác động gây ra như: vệ sinh kém, lây nhiễm từ các cơ quan lân cận, nạo phá thai không an toàn, quan hệ tình dục không lành mạnh…
Bệnh viêm vùng chậu (PID):
Bệnh viêm vùng chậu khiến cơn đau bụng kinh âm ỉ kéo dài, người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh khiến cho cơ thể bị mất máu, đau đớn vùng bụng dưới và xương chậu; trường hợp nặng có thể bị sốc do nhiễm trùng , viêm màng bụng mãn tính.
PID có thể gây một số biến chứng nếu không được chữa trị như: mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, vô sinh.
Bị đau bụng kinh phải làm sao?
Tùy vào từng loại đau bụng kinh, triệu chứng và các biểu hiện khác nhau mà sẽ có cách giảm đau hoặc điều trị khác nhau.
Trường hợp đau bụng kinh thường
Đây là cơn đau bụng kinh sinh lý không gây nguy hiểm. Bởi vậy với lựa chọn “sống cùng nhau”, chị em có thể áp dụng thêm một số cách giúp làm giảm đau bụng kinh tại chỗ như:
- Chườm nóng bụng bằng các vật dụng nóng như: túi sưởi, túi chườm, bình nước nóng, tấm chăn mỏng đắp và giữ ấm phần bụng dưới…

- Uống các loại trà nóng có tác dụng làm dịu cơn đau bụng kinh như: trà gừng, trà quế, sữa ấm…
- Tham khảo các loại cây thảo dược làm giảm đau bụng: nước sắc cây ích mẫu, ngải cứu, hương phụ…
- Ngâm chân bằng nước ấm.
- Tắm nước ấm.
Trường hợp đau bụng kinh dữ dội
Thăm khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân bệnh là cách làm hiệu quả nhất khi chị em phát hiện cơn đau bụng kinh dữ dội bất thường. Việc tìm ra các bệnh lý không chỉ giúp chữa trị tận gốc thống kinh thứ phát mà nó còn giúp điều trị sớm bệnh, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nói riêng cũng như sức khỏe nói chung của các chị em.