Đau bụng kinh nhưng không ra máu là trường hợp không hiếm gặp ở con gái cũng như phụ nữ trưởng thành. Vậy nguyên nhân gây đau bụng kinh nhưng không ra máu do đâu và cách điều trị như thế nào?
Mục lục
- 1. Hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu là gì?
- 2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh mà không ra máu?
- 2.1. Đau bụng kinh nhưng không ra máu do bị tắc kinh
- 2.2. Do phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
- 2.3. Do thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
- 2.4. Đau bụng kinh mà không ra máu do bệnh u xơ tử cung
- 2.5. Không có kinh do u nang buồng trứng
- 2.6. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- 2.7. Do bệnh lạc nội mạc tử cung
- 2.8. Bị viêm ống dẫn trứng
- 2.9. Sỏi thận
- 3. Cần làm gì khi bị đau bụng kinh nhưng không ra máu?
Hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu là gì?
Có khoảng hơn 50% phụ nữ bị đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Khi đến kỳ nguyệt san, lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc (có hòa lẫn máu) và lắng đọng ở lòng tử cung. Các cơ tử cung co thắt liên tục đẩy lớp niêm mạc tử cung ra bên ngoài tạo thành chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong quá trình này, lực co thắt tử cung tác động tạo ra những cơn đau bụng kinh âm ỉ ở vùng bụng dưới (đặc biệt là ở 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh).
Đau bụng kinh mà không ra máu có thể kèm theo các dấu hiệu bất thường khác tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh khác nhau.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh mà không ra máu?
Đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể gây ra bởi nhiều yếu tố như:
- Do bị tắc kinh
- Do rối loạn nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh)
- Do các bệnh lý về hệ sinh sản
- Do phụ nữ mới mang thai (nhưng không biết).
- …
Đau bụng kinh nhưng không ra máu do bị tắc kinh
Tắc kinh (ứ huyết) là một trường hợp của chứng rối loạn kinh nguyệt. Đây là một trong các yếu tố chính tác động gây hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu.
Phụ nữ bị tắc kinh vẫn bị đau bụng âm ỉ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng máu kinh không thoát ra được ra ngoài nên gây hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu tạm thời. Tuy nhiên, tắc kinh kéo dài có thể gây chứng vô kinh, ngăn cản quá trình thụ thai của trứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như khả năng mang thai của người phụ nữ.
Do phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Phụ nữ độ tuổi từ 45 – 50 tuổi bắt đầu phải đối mặt với hiện tượng tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là thời điểm buồng trứng hoạt động yếu dần, nội tiết tố nữ suy giảm, làm phát sinh các bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như: bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bị đau bụng kinh nhưng vô kinh, kinh nguyệt không đều, thời gian diễn ra chu kỳ kinh kéo dài hơn (hoặc rút ngắn hơn), dễ nóng giận, dễ cáu gắt…

Do thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Nội tiết tố nữ gồm 2 loại chính là estrogen và progesterone. Chúng có chức năng hình thành các đặc điểm nữ giới, duy trì và chi phối hoạt động của buồng trứng, kích thích quá trình rụng trứng nhờ đó làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy khi bị thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố nữ, quá trình hoạt động của buồng trứng và các bộ phận bị ảnh hưởng gây rối loạn kinh nguyệt như: đau bụng kinh, mất kinh, tắc kinh, rong kinh…
Đau bụng kinh mà không ra máu do bệnh u xơ tử cung
Bệnh u xơ tử cung hình thành bởi các khối u xơ lành tính bên trong tử cung. Theo thời gian các khối u xơ phình to dần và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang gây cảm giác đau bụng dưới nhưng không có máu kinh (do chưa đến kỳ kinh nguyệt). Mức độ và tần suất đau bụng có thể tăng dần theo kích thước khối u xơ tử cung.
Bệnh làm tỉ lệ thụ thai thấp, có thể gây vô sinh tới gần 50% nếu không được điều trị kịp thời.
Không có kinh do u nang buồng trứng

Buồng trứng u nang là hiện tượng trên bề mặt hoặc trong buồng trứng có các khối chứa dịch hoặc chất rắn dạng như bã đậu phát triển bất thường. Chúng ngăn cản chu kỳ phát triển và rụng trứng thông thường gây hiện tượng mất kinh tạm thời ở phụ nữ.
U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa thường gặp (chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa) nhưng ít gây nguy hiểm, việc điều trị đơn giản nhất trong các bệnh phụ khoa.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu. Bởi đây là một dạng viêm nhiễm vùng chậu mà chủ yếu ở các vị trí tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Bệnh gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh nhưng vô kinh, rong kinh kéo dài, ít kinh… và có thể gây biến chứng mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, vô sinh… nếu không được điều trị kịp thời.
Do bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa dễ gặp gây nên các triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh: đau bụng dưới bên bên trái khi hành kinh, đau bụng kinh dữ dội, đau bụng kinh kéo dài, chu kỳ kinh đến sớm hoặc trễ, đau bụng kinh mà không ra máu hoặc ra máu nhiều bất thường…
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung là do các mô trong lòng tử cung có xu hướng phát triển không đúng vị trí “lạc” ra bên ngoài tử cung (thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…). Bệnh có tỉ lệ vô sinh cao khoảng gần 50% nếu không được chữa trị sớm.
Bị viêm ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng là bộ phận nối giữa tử cung với buồng trứng. Ở phụ nữ có 2 ống dẫn trứng giữ những nhiệm vụ quan trọng:
- Là đường đi giúp tinh trùng tìm gặp trứng.
- Vận chuyển trứng rụng (không được thụ tinh) để tử cung co thắt đẩy ra bên ngoài.
- Là lối vận chuyển trứng đã thụ tinh thành công về tử cung để làm tổ.
Ống dẫn trứng bị viêm dẫn đến “đường lối” bị chít hẹp lại, ảnh hưởng đến sự di chuyển của trứng và tinh trùng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, cụ thể: làm rối loại kinh nguyệt, gây đau bụng kinh nhưng không ra máu, đau bụng kinh dữ dội, , làm ảnh hưởng đến sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng gây khó mang thai, gây mang thai ngoài tử cung… hoặc có thể vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời.
Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do muối và khoáng chất dư thừa (từ nước tiểu) tích tụ trong khoảng thời gian dài gây ra. Theo thời gian kích thước sỏi to dần làm cản trở dòng nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang. Từ đó gây ra những cơn đau bụng dưới, đau vùng chậu. Điều này làm nhiều phụ nữ lầm tưởng rằng đã đến tháng bị đau bụng nhưng không có kinh.
>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh nhưng không ra máu?
Có thể nói đau bụng kinh mà không ra máu là một hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu trường hợp này kéo dài trong 2 – 3 tháng mà không tự khỏi bạn cần xếp thời gian thăm khám sức khỏe sinh sản tại các cơ sở uy tín để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện các bệnh lý gây đau bụng kinh (nếu có).
Điều trị đau bụng kinh mà không ra máu do bệnh lý
Dựa vào các bệnh lý khác nhau mà bác sĩ điều trị có thể cân nhắc và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 phương pháp điều trị phổ biến với các bệnh lý phụ khoa l:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc từ bên trong
- Phẫu thuật.
1. Dùng thuốc uống điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị tại chỗ (từ bên trong) nhằm điều trị bệnh, làm giảm kích thước khối u xơ (nếu có), trị các tổn thương thực thể, vị trí viêm nhiễm, làm giảm cơn đau bụng kinh và xuất hiện kinh nguyệt trở lại.

Lưu ý: Các loại thuốc uống điều trị nội khoa phải do bác sĩ chuyên khoa kê đơn sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh để đảm bảo điều trị chính xác và an toàn. Chuyeneva.vn không đưa ra các loại thuốc điều trị hoặc lời khuyên về cách dùng thuốc.
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng khi bệnh lý ở mức độ nặng, dùng thuốc điều trị nội khoa không còn tác dụng (hoặc tác dụng không đáng kể) như:
- Mổ cắt bỏ khối u xơ tử cung.
- Phẫu thuật loại bỏ mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung (bệnh lạc nội mạc tử cung).
Chữa trị đau bụng kinh nhưng không ra máu do rối loạn chu kỳ kinh

Chị em có thể tham khảo các bài thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt như:
- Uống cây ích mẫu giúp giảm đau bụng kinh và thông kinh.
- Làm đều kinh bằng ngải cứu.
- Uống nước sắc hương phụ (cây cỏ gấu)
- Ăn nghệ đen.
- …
Do thông tin bài thuốc điều hòa kinh nguyệt quá dài chúng tôi không thể cung cấp chi tiết tại đây. Mời bạn xem thêm: