Đau bụng kinh ở vị trí nào là hiện tượng bình thường, vị trí nào gây nguy hiểm? Làm sao để xác định chính xác vị trí đau bụng kinh? Hãy cùng chuyeneva.vn tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?
Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là “nỗi niềm không của riêng ai” mà hầu hết chị em đều gặp phải.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do:
- Cơ thể tiết ra nhiều hormone Prostaglandin (PG) – một loại hormone nhằm mục đích cảm nhận sự đau và quá trình viêm khi tới kỳ kinh. Hàm lượng Prostaglandin (PG) càng nhiều thì cơn đau bụng kinh càng trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, lực co thắt cơ tử cung trong quá trình đẩy máu kinh ra bên ngoài cũng là lý do làm cơn đau bụng kinh xảy ra nhiều nhất ở phần bụng dưới. (Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh)
Ngoài cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới, cơn đau bụng kinh còn có thể lan ra sau lưng gây cảm giác đau mỏi lưng và lan xuống đùi khiến phần đùi bị tức hơi khó chịu. Đau bụng kinh thường đau nhiều nhất vào 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, sau đó giảm dần trong các ngày cuối kỳ kinh.
Đau bụng kinh ở vị trí nào gây nguy hiểm?
Cuộc sống luôn tồn tại nhiều mặt song song bởi vậy: có sự bình thường thì chắc chắn cũng có sự bất thường. Cũng là cảm giác bị đau bụng kinh ở vùng bụng dưới, nhưng đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm nếu có một số dấu hiệu “lạ” như:
- Những ngày hành kinh bị đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quoại hoặc đau không thể chịu được phải dùng thuốc giảm đau.
- Thời gian đau bụng kinh dài bất thường, chị em bị đau bụng vài ngày trước khi đến kỳ kinh và vẫn vị đau bụng âm ỉ thêm vài ngày sau khi sạch kinh.
- Đau bụng kinh kèm theo nhiều hiện tượng lạ như: buồn nôn, ngất xỉu (hôn mê), tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt…
- Bị đau bụng lệch sang bên trái hoặc bên phải khi hành kinh.
- Kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ra không đều trong các tháng.
- Xuất hiện máu đen, máu cục bất thường.
- Bị đau khi quan hệ.
Nếu chị em gặp các hiện tượng trên và chúng diễn ra trong thời gian dài không tự khỏi, thì rất có thể chị em đang phải đối diện với nhiều bệnh lý nguy hiểm của phụ nữ như:

- Bệnh lạc nội mạc tử cung.
- Lạc tuyến nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Viêm vùng chậu (PID).
- Bị viêm nhiễm do các dụng cụ tránh thai.
Bị đau bụng kinh ở bụng dưới, nhưng hãy theo dõi nguyệt san của bạn và thăm khám bác sĩ phụ khoa nếu như có các triệu chứng bất thường. Đây là cách làm an toàn nhất giúp bạn sớm phát hiện ra các bệnh lý thực thể nguy hiểm “tới hỏi thăm” sức khỏe bạn, cũng như có hướng điều trị bệnh kịp thời.
Làm gì để hết đau bụng kinh nhanh tại nhà?
Một số phương pháp giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà các chị em có thể tham khảo như:
Chườm nóng vùng bụng dưới bằng chai thủy tinh đựng nước nóng (có bọc vải), bằng túi sưởi, túi chườm… giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.
Thái lát gừng tươi và đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới. Để 10 phút thì lật mặt các lát gừng, sau đó massage nhẹ nhàng để tinh dầu gừng thẩm thấu xuống da và phát huy hiệu quả giảm đau bụng kinh.
Uống các loại đồ uống ấm giúp giảm đau bụng kinh tại chỗ như: trà gừng, trà gừng mật ong, trà quế…
Kết hợp uống các thức uống từ cây thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt như: nước sắc ngải cứu, nước sắc ích mẫu, nước sắc cây cỏ gấu (hương phụ), nước nghệ đen…

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới cũng là cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể kết hợp massage với một chút rượu gừng, rượu nóng để đẩy nhanh hiệu quả. Đây cũng là cách giúp giảm các cơn co thắt đột ngột của cơ tử cung.
Bàn chân chứa các huyệt đạo liên quan đến vùng chậu. Vì vậy, bạn có thể dùng nước ấm pha muối loãng ngâm bàn chân khi bị đau bụng (hoặc vào các buổi tối trong những ngày hành kinh) để làm giảm cơn đau bụng kinh.
Bên cạnh các mẹo tại nhà, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ đau bụng kinh. Cụ thể như:
- Bạn nên lựa chọn ăn các thực phẩm nóng ấm khi đến tháng, hâm hoặc làm nóng thức ăn trước khi ăn đối với đồ ăn nguội
- Uống đồ nóng ấm, kể cả nước lọc cũng dùng nước lọc ấm.
- Bổ sung cân bằng và đầy đủ giữa thực phẩm giàu protein và thực phẩm giàu chất xơ.
- Không ăn nhiều các món ăn có gia vị cay nóng như: ớt, tỏi, tiêu…
- Không dùng các loại đồ uống không có lợi như: cafe, nước uống có gas, rượu, bia… Ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe, chúng còn khiến bụng chướng, căng và đầy hơi, khó chịu.
Tìm hiểu chi tiết: Cách làm giảm đau bụng kinh khi đến tháng
Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh hay không?
Uống thuốc giảm đau bụng kinh nên là giải pháp cuối cùng bạn lựa chọn vì ngoài tác dụng giảm đau nhanh, chúng có thể chứa các tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe (chưa kể đến một số loại thuốc giảm đau bụng kinh không được sử dụng trong thời gian dài).

Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp chị em bị đau bụng kinh dữ dội không chịu đựng được, nhưng thăm khám phụ khoa kết quả bình thường (không có bệnh lý) thì nên xin lời khuyên bác sĩ về các loại thuốc giảm đau bụng kinh giúp làm dịu cơn đau.
Một số loại thuốc có tác dụng đau bụng kinh phổ biến như:
- Acid Mefenamic (Ponstan®)
- Ibuprofen (Advil®, Motrin IB®)
- Natri naproxen sodium (Aleve®)
- Diclofenac sodium (Voltaren®, Cambia®).
- Dydrogesterone (Duphaston®)
- Lynestrenol (Orgametril, Exluton Tablet).
- Alverine citrate (Alverin, Alverin citrat, Dipropylin)
- Drotaverine hydrochlorife (Drotaverin).
Xem thêm: Chữa trị đau bụng kinh bằng thuốc
Lưu ý:
Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc giảm đau bụng kinh, bác sĩ phụ khoa có thể kê cho bạn những loại thuốc khác với các thành phần khác (tùy thuộc vào tình trạng của bạn hiện tại). Chuyeneva.vn không không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị đau bụng kinh Y khoa.
Thực phẩm chức năng giúp giảm đau bụng kinh và bổ sung nội tiết tố nữ QueenUp
Sử dụng thực phẩm chức năng với hiệu quả chăm sóc sức khỏe sắc đẹp nhưng đồng thời có tác dụng giảm đau bụng kinh trong những “ngày ấy” là lựa chọn của rất nhiều chị em hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm QueenUp – dòng thực phẩm chức năng giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả. Queenup hoạt động dựa trên 2 tác động kép:
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh khi đến tháng hiệu quả.