Đều cùng bị đau bụng dưới nhưng không phải chị em nào cũng phân biệt được cơn đau bụng kinh sinh lý và cơn đau bụng kinh do bệnh lý (có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề). Mời bạn cùng chuyeneva.vn tìm hiểu các dấu hiệu đau bụng kinh dưới đây để có những thông tin khách quan hơn nhé.
Mục lục
Phân loại đau bụng kinh ở phụ nữ
Rất nhiều chị em nghĩ đau bụng kinh là bị đau bụng dưới khi đến kỳ “Dâu tây” và tùy từng người mà mức độ nặng nhẹ khác nhau.Trên thực tế, suy nghĩ này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng.
Đau bụng kinh là cơn đau bụng xuất hiện chủ yếu ở bụng dưới. Mức độ đau bụng kinh phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau và phân chia thành 2 loại chính là:
- Đau bụng kinh nguyên phát (Thống kinh vô căn).
- Đau bụng kinh thứ phát (Thống kinh thứ phát).
>> Xem chi tiết bài viết: Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Dấu hiệu đau bụng kinh
Dấu hiệu đau bụng kinh nguyên phát ( do sinh lý)
Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau bụng kinh xuất hiện khi các cơ tử cung co bóp đẩy lớp niêm mạc tử cung bị bong (có lẫn máu) ra bên ngoài. Đây thường là cơn đau bụng mức độ nhẹ hoặc vừa, các chị em có thể “sống chung” được.
Thống kinh vô căn là hiện tượng đau bụng kinh sinh lý bình thường. Đối tượng hay gặp là các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trẻ tuổi.
Một số biểu hiện đau bụng kinh nguyên phát thường gặp như:
Trường hợp đau bụng kinh nhẹ:
- Bụng dưới bị đau âm ỉ, đau liên tục hoặc có thể đau ngắt quãng theo từng thời điểm.
- Cơn đau bụng xuất hiện trước kỳ kinh 3 – 5 hôm với mức độ nhẹ, bụng hơi căng tức để báo hiệu chị em biết sắp đến tháng
- Hoặc cơn đau bụng không đến trước, nó chỉ xuất hiện từ ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt,
- Mức độ đau bụng kinh nhiều nhất trong khoảng 3 ngày đầu tiên. Sau đó cơn đau giảm dần trong những ngày tiếp theo.
- Thỉnh thoảng có cơn đau thắt bụng (không nhiều).
- Cảm giác đau thắt ở vùng bụng dưới, bị áp lực trong bụng.
- Cơn đau lan ra sau lưng (gây đau mỏi lưng) và đau xuống đùi.
- Bụng dưới to hơn. Nhưng hết chu kỳ kinh sẽ trở về bình thường.
Trường hợp đau bụng kinh vừa: thường có các biểu hiện nặng hơn.
- Cơn đau bụng kinh đến trước và kéo dài hơn với mức độ và tần suất nhiều hơn, chỉ thuyên giảm trong những ngày cuối chu kỳ kinh.
- Vùng bụng dưới hay bị đau quặn, cơn đau lan xuống đùi và ra sau lưng với mức độ nặng hơn.
- Xuất hiện cơn đau từ 2 bên cánh chậu dồn xuống phía dưới (thường ít cảm nhận được).
- Bụng to, cơ thể bị mất sức, mệt mỏi, không muốn vận động, ăn uống kém…
Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát (do bệnh lý)
Đau bụng kinh thứ phát thường biểu hiện bằng những cơn đau bụng dữ dội bất thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và thời gian đau bụng kinh dài (đau trước kỳ kinh 1 – 2 tuần và hết sau khi đã sạch kinh vài ngày).
Thống kinh thứ phát là chứng đau bụng kinh liên quan mật thiết với các bệnh lý thực thể và bệnh lý vùng chậu. Đối tượng dễ mắc đau bụng kinh thứ phát là phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh (ngoài 40 tuổi) hoặc ở bạn nữ dậy thì sớm (chỉ chiểm tỉ lệ rất ít).
Tùy thuộc vào từng bệnh lý gây đau bụng kinh khác nhau mà các triệu chứng biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của từng bệnh lý:

- Lạc nội mạc tử cung: Người bệnh bị đau bụng dưới và đau vùng chậu, trong đó hơn 70% cơn đau vùng chậu xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Lạc tuyến nội mạc tử cung: Người bệnh bị đau bụng dữ dội trong những ngày “đèn đỏ”.
- Bệnh u xơ tử cung: Người bệnh bị đau vùng bụng dưới, bị rong kinh (kỳ kinh kéo dài), cường kinh (ra nhiều máu), đau và có cảm giác tức ở vùng chậu, xuất hiện tiểu rắt…
- Do viêm vùng chậu (PID): cơn đau bụng kinh âm ỉ kéo dài, người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh khiến cho cơ thể bị mất máu, đau đớn vùng bụng dưới và xương chậu; trường hợp nặng có thể bị sốc do nhiễm trùng , viêm màng bụng mãn tính.
- Do dụng cụ tránh thai (IUD): Bị đau bụng dưới do dụng cụ tránh thai đặt bên trong tử cung.
Bên cạnh đó, thống kinh thứ phát có một số dấu hiệu chung như:
- Xuất hiện đau bụng kinh trước kỳ kinh 1 – 2 tuần và hết đau bụng sau khi đã sạch kinh vài ngày.
- Cơn đau bụng nặng trong những ngày chu kỳ kinh.
- Bị đau bụng dữ dội, đau quằn quại khiến chị em không thể tập trung làm việc gì.
- Bị đau vùng chậu nhiều.
- Bị xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh.
- Kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ra không đều trong các tháng, có thể xuất hiện máu cục, máu đen.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: buồn nôn, đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt thậm chí bị ngất xỉu.
- Đổ mồ hôi, chân tay lạnh, bủn rủn.

- Bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Ăn uống kém.
- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi.
- Đau trong khi quan hệ.
>> Tham khảo bài viết: Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai như thế nào?
Làm sao để biết bị đau bụng kinh bệnh lý hay sinh lý?
Nói theo cách tương đối, để phân biệt đau bụng kinh sinh lý và bệnh lý, có thể dựa vào 2 yếu tố sau:
Khả năng chịu đau của chị em:
- Đau bụng kinh thứ phát thường chỉ gây các cơn đau nhẹ, vừa hoặc ở mức độ các chị em có thể chịu đựng và “sống chung” với nó được.
- Nhưng nếu cơn đau bụng kinh dữ dội quá mức chịu đựng, có thể dẫn đến các tình trạng bất thường như: buồn nôn, hôn mê, mất ngủ, bị tiêu chảy hoặc đau khi quan hệ… thì lúc này rất có thể cơn đau bụng kinh đã bước sang ngưỡng bệnh lý, là những dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh có thể xảy ra với chị em phụ nữ.
Thời điểm xuất hiện và thời gian đau bụng kinh:
- Đau bụng kinh do sinh lý: Chị em thường bị đau bụng khi có kinh nguyệt hoặc bị đau sớm hơn 3 – 5 ngày với mức độ đau nhẹ để thông báo “cơ thể sắp đến hẹn”. Cơn đau sẽ giảm dần sau 3 ngày đầu chu kỳ kinh.
- Đau bụng kinh do bệnh lý: Thời gian đau bụng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt nhiều (khoảng từ 10 – 20 ngày). Bị đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt.

Phải làm sao khi bị đau bụng kinh?
Để làm giảm cơn đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng một số mẹo tại nhà như:
Giảm đau bụng kinh từ bên trong bằng đồ uống
Uống Nghệ đen giảm đau bụng kinh
Chuẩn bị: 80g củ nghệ đen + 20g lá Ngải cứu.
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu, nghệ sắt thành miếng rồi cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng 700ml nước sạch. Đun đến khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp tục 15 phút rồi tắt bếp. Chắt nước sắc nghệ đen chia uống 2 lần. Uống khi bị đau bụng và uống lúc còn nóng ấm sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm đáng kể
Uống nước gừng mật ong
Bên cạnh nước sắc nghệ đen, bạn cũng có thể thay thế bằng một cốc nước gừng ấm pha mật ong giúp làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà. Cách làm rất đơn giản.
Thái 5 lát gừng tươi rồi đen thái nhỏ hạt lựu (hoặc giã nát) rồi cho vào bình thủy tinh có nắp đậy, đổ nước sôi và hãm khoảng 5 – 10 phút. Sau đó tiếp tục cho thêm 2 muỗng mật ong, hòa tan và dùng uống trực tiếp sẽ thấy cơn đau bụng dịu đi, bụng ấm nóng và dễ chịu hơn.
Xem thêm: Bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa lên đầu phải làm sao?
Giảm đau bụng kinh tại chỗ
Đắp gừng tươi
Lấy một củ gừng nhỏ rửa sạch, thái khúc rồi giã nát. Sau đó đem đắp một lớp mỏng vào phần bụng dưới, dùng tay vỗ nhẹ để nước gừng thấm vào bụng. Để khoảng 15 phút thì bỏ bã gừng và tiến hành massage bụng nhẹ nhàng để nước gừng tươi phát huy tác dụng.

Chườm nóng bụng dưới
Bụng dưới được giữ ấm sẽ giúp cơn đau dịu rất nhiều. Bạn có thể chườm bụng bằng nhiều loại vật dụng tự chế như: chườm bụng bằng chai thủy tinh đựng nước nóng, chườm bằng túi sưởi… Có thể đắp một lớp chăn mỏng bên trên để giữ nhiệt nóng lâu hơn.
Massage bụng
Bên cạnh chườm nóng, bạn có thể kết hợp massage bụng giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Cách thực hiện như sau:
- Dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, lòng bàn tay đều hướng vào bụng dưới.
- Tiến hành xoa bụng theo một lực vừa phải đến vị trí bị đau đến khi có cảm giác nóng ấm bụng.
- Sau đó tiếp tục massage nhẹ nhàng bụng dưới tới khi đỡ đau.
- Bạn có thể kết hợp massage bụng với dầu nóng hoặc nước gừng tươi đạt hiệu quả nhanh hơn.
Xát bụng
Đây cũng là một phương pháp làm nóng bụng và giảm đau bụng kinh tức thời ngay tại nhà mà các chị em nên bỏ túi.
- Đặt 2 bàn tay ở 2 bên sao cho: ngón cái đặt vào 2 bên sườn để có lực giữ + 4 ngón còn lại khép chặt và đặt đồng thời vào bụng.
- Dùng 4 ngón tay xát bụng sang ngang (từ cả 2 bên) khoảng 2 phút.
- Sau đó xoay các ngón tay xát chéo một góc 45 độ hướng xuống âm hộ sao cho 2 lần xát bụng tạo thành hình “tam giác ngược”.
- Xát với lực vừa phải mà cơ thể bạn có thể chịu đựng được.
- Thực hiện luân phiên đến khi có cảm giác bụng dưới nóng và đỡ đau thì ngừng.
Thiền định
Thiền định ngoài giúp tâm an định, giải tỏa áp lực, stress, tăng cường sức khỏe thì đây cũng là một phương pháp giảm đau bụng rất hữu ích khi gặp “Dâu tây”.
Hướng dẫn Thiền định:
- Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng giúp bạn cảm thấy thoải mái và không bị phân tâm bởi ngoại cảnh.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Ngồi thẳng lưng (nhưng không căng), Vai hạ thấp và thả lỏng.
- Chân bắt chéo, bàn chân trái đặt lên trên bụng chân phải (hoặc ngược lại)
- Hai tay để tự nhiên vào gót chân trái, hướng lướng lòng ban tay lên trên.
- Mắt nhắm tự nhiên.
- Trước khi thiền nên đặt một chiếc chăn mỏng vào vùng bụng.
- Tiến hành hít vào nhẹ nhàng, chậm rãi bằng mũi cho không khí đầy bụng (trung bình khoảng 2-3 giây), ngưng hít khi bụng đầy khoảng 80%,
- Thở ra chậm bằng mũi và cơ bụng (trung bình khoảng 3-4 giây).
- Khi thiền định, bạn hãy cố gắng để tâm an định, không suy nghĩ, lo lắng bất kỳ điều gì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ giảm đau bụng kinh và tăng cường nội tiết tố nữ với QueenUp
Chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm QueenUp – sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Lời khuyên cho bạn gái khi đến kỳ “Dâu tây”
- Có chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe giúp chống lại cơn đau bụng khi đến tháng. Cân bằng lượng protein và chất xơ, rau xanh, hoa quả hàng ngày.
- Dùng đồ ấm trong ngày “Dây tây” như: ăn thức ăn ấm nóng, uống nước ấm, tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm, không ăn thức ăn có tính hàn lạnh…
- Uống đủ nước (tối thiểu 1,5 – 2 lit nước ấm/ngày).
- Ngủ đủ giấc và cố gắng ngủ sâu giấc. Hạn chế tiếng ồn làm mất giấc ngủ.
- Không sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe như bia, rượu, cafe, thuốc lá…
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục bằng nước ấm giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm nhiễm.