Điều hòa kinh nguyệt là phương pháp nhanh nhất giúp cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ. Để biết chi tiết các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt cũng như các vấn đề liên quan, mời chị em cùng chuyeneva.vn tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Điều hòa kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp những thay đổi định kỳ tự nhiên (theo từng tháng) xảy ra trong buồng trứng và tử cung. Nó đặc biệt cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản ở nữ giới.
Khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều (hay chính là chứng rối loạn kinh nguyệt) sẽ khiến việc thụ thai và mang thai của chị em vô cùng khó khăn, làm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Đây cũng là lý do chị em cần phải điều hòa kinh nguyệt khi thấy phát hiện sự không bình thường.
Nên uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi nào?
Nên uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi các chị em phát hiện “mùa Dâu tây chín” không đều, chu kỳ kinh đến sớm, muộn thất thường hoặc có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như:
- Kinh nguyệt không đều: Hai chu kỳ kinh gần nhau bị chênh lệch trên 20 ngày (trong 90 ngày quan sát).
- Vô kinh: Là hiện tượng phụ nữ không có kinh nguyệt từ 90 ngày trở lên.
- Rong kinh: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 08 ngày.
- Đau bụng kinh (Thống kinh): Bị đau bụng nhiều trong kỳ kinh.
- Cường kinh: Máu kinh ra nhiều, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, hoạt động thường ngày của người phụ nữ.
- Bế kinh (tắc kinh): máu kinh khó lưu thông ra ngoài.
- Các rối loạn khác: Máu kinh ra nhiều hoặc ít; kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn bất thường; xuất hiện nhiều máu đen, máu cục…
- Các bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
Tuy nhiên, một suy nghĩ quan ngại phổ biến hiện nay: đây là vấn đề “nhạy cảm khó tâm sự” nên có không ít chị em (đặc biệt là các bạn nữ độ tuổi mới lớn chưa có kiến thức) ngại đi thăm khám phụ khoa, ngại tâm sự, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, các bệnh lý (nếu có) có nguy cơ phát triển nặng khiến việc chữa trị bệnh gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và “thiên chức được làm mẹ” sau này.
Cách điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc
Thuốc Tây y điều hòa kinh nguyệt
Trong cơ thể nữ giới có 2 hormone chính quyết định tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Sự thiếu hụt các nội tiết tố này có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Các loại thuốc Tây y hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiện nay thường là những loại thuốc giúp điều chỉnh và cân bằng lượng nội tiết tố nữ estrogen và progesterone trong cơ thể nữ giới (với nhiều tên biệt dược khác nhau), từ đó hỗ trợ đưa chu kỳ kinh về trạng thái ổn định từng tháng.
1. Thuốc Dydrogesterone (Duphaston®)
Dydrogesterone (Duphaston®) là một hormone tổng hợp tương tự như progesterone giúp cân bằng và bổ sung sự thiếu hụt progesterone – một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt.
Tác dụng:
- Giúp cân bằng hormone progesterone bị thiếu hụt trong cơ thể nữ giới. Từ đó kích thích làm bong tróc lớp lót trong cùng của tử cung làm xuất hiện và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Làm giảm đau bụng kinh, giảm bị chuột rút trong ngày kinh nguyệt.
- Được dùng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến đau bụng kinh như: lạc nội mạc tử cung, sẩy thai liên tiếp…
Tác dụng phụ: có thể xuất hiện nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, bị vàng da hoặc các phản ứng phụ trên da.
2. Thuốc tránh thai Diane®-35
Đây là thuốc tránh thai hàng ngày dạng uống có chứa progesterone và oestrogen (hormone sinh dục nữ ethinyl estradiol).
Tác dụng:
- Ức chế rụng trứng và ngăn ngừa mang thai.
- Làm đều kinh và có thể giúp giảm đau bụng kinh.
- Có thể dùng điều trị mụn trứng cá khi các phương pháp khác không khả thi, nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ.
Tác dụng phụ: Có thể gây buồn nôn, đau đầu, đau nửa đầu hoặc làm thay đổi tâm trạng.
3. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Đây là phương pháp điều hòa kinh nguyệt áp dụng nhiều hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bằng cách bổ sung các nội tiết tố nữ dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin.
Tuy nhiên, một lo ngại là hormone progestin khi kết hợp sử dụng với estrogen nhằm ngăn chặn sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy các chị em cần trao đổi kỹ liệu pháp cũng như rủi ro sức khỏe với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng liệu pháp HRT.

Tác dụng:
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Làm giảm các triệu chứng: bốc hỏa, mất ngủ, cáu gắt, khô âm đạo, giảm ham muốn… ở phụ nữ trung niên.
Tác dụng phụ: có thể gặp các triệu chứng đầy hơi, đau nhức vú, đau đầu, buồn nôn, giữ nước.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị liệu pháp thay thế hormone (HRT) chỉ nên được sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị và làm giảm các tác dụng phụ.
>> Tham khảo thêm: Nên uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt?
Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt từ Đông y
Bài thuốc 1:

Chủ trị: Kinh nguyệt đến sớm với lượng máu kinh ít, loãng. Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, tim đập nhanh, dễ hồi hộp, đầu óc căng thẳng.
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ, đảng sâm: mỗi vị 20g.
- Bạch truật, thăng ma, sài hồ, đương quy: mỗi 12g.
- Trần bì 8g + Chích thảo: 4g.
Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày. Kết hợp châm cứu các huyệt đạo: Tam âm giao. Túc tam lý, Khí hải, Quan nguyên.
Bài thuốc 2:
Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đến sớm hoặc muộn, lượng máu rất ít hoặc nhiều thất thường. Người bệnh mệt mỏi, tiêu hóa kém, môi nhợt, có thể nôn ói trong kỳ kinh.
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy, phục linh, bạch truật: mỗi vị 12g.
- Táo nhân, long nhãn: mỗi vị 10g.
- Mộc hương: 6g
- Cam thảo, viễn chí: mỗi vị 4g.
Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày.
Bài thuốc 3:

Chủ trị: Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ sau sinh do bị ứ kinh, máu kinh khó thoát ra ngoài, máu bầm tím và vón cục. Người bệnh bị mặt tái tím, chướng bụng, lưỡi đỏ, táo bón và nước tiểu vàng bất thường.
Nguyên liệu:
- Sinh địa: 12g.
- Ích mẫu, kê huyết đằng: mỗi vị 16g.
- Xuyên khung, uất kim, đào nhân: mỗi vị 8g.
Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày.
Bài thuốc 4:
Chủ trị: Phụ nữ bị chu kỳ kinh nguyệt ngắn, một tháng có 2 chu kỳ kinh, mỗi chu kỳ kéo dài vài ngày kèm theo chứng đau bụng kinh.
Nguyên vị:
- Xuyên khung, đương quy, bạch thược, ô dược: mỗi vị 12g.
- Đào nhân, huyền hồ sách, hồng hoa: mỗi vị 8g.
- 10g Hương phụ + 16g sinh địa.
Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày. Uống trước kỳ kinh 10 ngày.
>> Xem đầy đủ: Chữa điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc đông y
Dùng thực phẩm chức năng Queenup hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
QueenUp là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khóa học) nhằm bổ sung Estrogen nội sinh tự nhiên giúp phụ nữ ngăn chặn tiền mãn kinh đến sớm, giữ lại nét thanh xuân quyến rũ cho phụ nữ Việt nam nhờ 2 cơ chế tác động kép:
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da, cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc nhằm cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể hoặc điều trị các bệnh lý thực thể (nếu có) từ đó làm ổn định chu kỳ kinh hàng tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt khác nhau mà phương thức điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt. Tuân thủ cách dùng, liều lượng và chủng loại thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Không lạm dụng thuốc điều kinh trong thời gian quá lâu vì có thể dẫn đến các hậu quả như: teo buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh.
- Ngừng sử dụng thuốc nếu muốn có em bé. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm có thai sau khi ngừng dùng thuốc.
- Một số trường hợp được khuyến cáo không nên dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt: người mắc bệnh tim mạch, bệnh về gan, huyết khối tĩnh mạch, nghi ngờ hoặc đang bị ung thư vú, có tiền sử bị vàng da, vàng mắt, phụ nữ nghi ngờ có thai hoặc đang nuôi con chưa đầy 6 tháng tuổi…
Lối sống, thói quen tốt hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Một số lối sống, thói quen tốt hàng ngày giúp chị em nâng cao sức khỏe cũng như hỗ trợ điều kinh như:

- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress.
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày với nhiều bộ môn khác nhau như: đi bộ, chạy bộ, tập gym, tập Yoga, Thiền định.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng lượng rau xanh, chất xơ với lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày.
- Tránh dùng các loại thực phẩm, đồ uống không có lợi như: rượu, bia, thuốc lá, cafe…
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ và sau khi quan hệ.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp. Không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao, làm mất cân bằng môi trường âm đạo, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh.
- Cần hạn chế quan hệ tình dục trong trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
Em bị rối loạn kinh nguyệt khoảng 6 tháng gần đây thì sắc uống ích mẫu có cải thiện được không ?
Video nổi bật
VTV3 – Mỗi ngày một niềm vui: Cải thiện khô hạn, giảm ham muốn ở phụ nữ sau 35
[VTV1 – Hành trình hi vọng]: Bí kíp dứt bốc hoả, cải thiện khô hạn, gìn giữ hạnh phúc gia đình của cô Đỗ Thị Hoà (Thanh Hoá)
VTC14 – Bí kíp cải thiện sinh lý, giảm khô hạn nhờ thảo dược quý của chị Nguyệt (Thanh Xuân, HN)