Làm tăng estrogen là mong muốn của rất nhiều phụ nữ nhằm mục đích duy trì sức khỏe và sinh lý nữ. Nhưng khi estrogen tăng cao quá mức bình thường sẽ làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh lý của chị em phụ nữ. Vậy dựa vào đâu để nhận biết lượng estrogen trong cơ thể tăng cao và đang bị dư thừa?
Mục lục
Thế nào gọi là Estrogen tăng cao và dư thừa?
Hormone Estrogen là một nội tiết tố nữ chính đóng vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện và duy trì cơ thể nữ giới; đảm bảo sự ổn định sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe nói chung ở phụ nữ.
Estrogen có 4 loại chính là Estrone (E1); Es-tra-di-ol (E2); Estriol (E3); Estetrol (E4), trong đó Es-tra-di-ol (E2) được xem lại phân loại chính của Estrogen với nồng độ cao nhất và được sản xuất nhiều nhất từ buồng trứng. Bởi vậy, để xác định hàm lượng Estrogen trong cơ thể nữ giới bình thường hoặc thiếu/thừa thì người ta sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ Es-tra-di-ol (E2) trong máu của người phụ nữ.
Theo số liệu nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Y tế của bệnh viện Mayo Clinic (Rochester, Mỹ), chỉ số Es-tra-di-ol ở mức bình thường của một phụ nữ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể:
- Giai đoạn tuổi dậy thì: khoảng 350 pmol/l
- Giai đoạn trưởng thành: tùy thời điểm của chu kì kinh nguyệt mà có thể thay đổi từ khoảng 46 – 1828 pmol/l
- Giai đoạn mãn kinh: từ khoảng 18.4 – 201 pmol/l.
☛Chi tiết: Định lượng Estrogen bao nhiêu là bình thường?
Estrogen tăng cao và bị dư thừa khi nào?
Khi nào xảy ra hiện tượng Estrogen tăng cao và bị dư thừa? Có dấu hiệu hoặc biểu hiện nào cho thấy Estrogen tăng cao quá mức?… là những thắc mắc thường gặp của chị em phụ nữ. Theo nhiều dữ liệu khảo sát đã cho thấy, lượng Estrogen tăng cao và dư thừa xảy ra khi:
Bị tăng cân
Ngoài được sản sinh từ buồng trứng và tuyến thượng thận, Estrogen cũng có thể được chuyển hóa bởi chất béo và các tế bào mỡ dư thừa trong cơ thể. Bởi vậy, bị tăng cân cũng đồng nghĩa với việc lượng estrogen tăng cao và có thể gây dư thừa estrogen nếu tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

Kinh nguyệt không đều
Estrogen tham gia vào sự duy trì ổn định của hệ thống sinh sản và quá trình rụng trứng làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Cụ thể khi trứng rụng, estrogen trong cơ thể tăng cao để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh thành công (nếu có). Khi trứng không thụ tinh thành công, lượng estrogen và progestrogen trong cơ thể sẽ giảm đột ngột làm hình thành chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu estrogen tăng cao nhưng không giảm đi sau rụng trứng thì sẽ gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, khiến kinh nguyệt không xuất hiện tới chậm hơn bình thường, từ đó gây hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Giảm ham muốn
Estrogen tăng cao và dư thừa là một nguyên nhân khiến âm đạo bị khô, người phụ nữ mất cảm xúc, giảm ham muốn nam nữ.
Cảm xúc thay đổi thất thường
Theo nhiều nghiên cứu, Estrogen có gây tác động mạnh đến chỉ số cảm xúc – EQ ở phụ nữ. Điều này cũng giải thích vì sao cảm xúc ở nữ giới dễ thay đổi, không kiên định như nam giới.
Sự tăng cao và dư thừa Estrogen có thể tác động khiến phụ nữ khó điều chỉnh cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, nhưng không rõ nguyên nhân.
Mất ngủ, khó ngủ
Estrogen có tác động đến sự ổn định của hệ thần kinh nên khi estrogen tăng cao sẽ tác động không có lợi đến hệ thần kinh, gây tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu, bị giật mình khi đang ngủ, thậm chí là gây mất ngủ ở phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên).

Rụng tóc
Rụng tóc không chỉ là dấu hiệu của thiếu hụt estrogen mà còn là biểu hiện của sự dư thừa estrogen. Bởi vậy, nếu bị rụng tóc nhiều bất thường (trên 100 sợi/ngày) và kéo dài không tự hết thì rất có thể bạn đang gặp tình trạng estrogen cao.
Trí nhớ suy giảm
Như đã trình bày, Estrogen có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hành vi và cảm xúc người phụ nữ. Khi có sự mất cân bằng estrogen trong cơ thể như hiện tượng estrogen tăng cao thì sẽ tác động gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, mất tập trung khi làm việc. Nếu tình trạng này kéo dài không được cải thiện có thể gây bệnh nghiêm trọng như bệnh Alzheimer.
Cần làm gì khi bị estrogen tăng cao?
Để cải thiện tình trạng estrogen tăng cao, người bệnh có thể tạo lối sống mới giúp làm giảm tình trạng dư thừa estrogen hoặc thăm khám bác sĩ, xin tư vấn về các loại thuốc hoặc các liệu pháp làm giảm estrogen. Cụ thể như:
Giảm cân
Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập hàng ngày để giảm cân, giúp làm tiêu hao nguồn mỡ dư thừa trong cơ thể – một tác nhân chuyển hóa gây dư thừa estrogen.
Chị em có thể thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm estrogen như:

Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các thực phẩm chay:
- Ăn các loại hạt: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí đỏ…
- Ăn các loại hoa quả: quả óc chó, dâu tây, quả việt quất, nho, táo, chuối
- Các loại rau củ: khoai tây, cà rốt, hành tây
- Uống các loại nước ép hoa quả tươi.
Hạn chế ăn các thực phẩm khiến lượng estrogen tăng cao như:
- Hải sản: Hàu, trai, hến, tôm…
- Các loại thịt đỏ: thịt dê, thịt cừu, thịt chó, thịt bò…
- Các loại đồ ngọt nhân tạo như: bánh ngọt, bánh gato…
- Các loại đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt đông lạnh, thịt xông khói…
- Các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe…
Rèn luyện thể thao
Rèn luyện, vận động thể thao mỗi ngày không chỉ là cách làm giúp nâng cao sức khỏe bản thân mà còn là một cách làm giảm estrogen dư thừa hiệu quả.
Chị em phụ nữ hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động, tập các bài tập có lợi như: luyện Thiền, tập Yoga, đi bộ, chạy bộ, tập Gym… hoặc luyện tập các bài tập nhẹ nhàng. Lưu ý không luyện tập các bài tập nặng, vận động quá sức vì điều này có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhưng không giảm nồng độ estrogen.

Uống đủ nước, không thức khuya
Nhớ uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ chất khoáng cho cơ thể hoạt động, tăng cường đàn hồi cho làn da, giúp nâng cao sức khỏe cũng như tác động hỗ trợ làm giảm câm. Chị em nên uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy để cơ thể được cấp khoáng và thanh lọc cơ thể. Nên uống ít nước vào buổi tối khi gần đi ngủ.
Bên cạnh đó, thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc khoảng từ 22h30 – 6h30 cũng là một thói quen lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi và nhiều thay đổi thất thường do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra.
Dùng thuốc
Uống thuốc làm giảm estrogen cũng là một lựa chọn của nhiều phụ nữ khi gặp tình trạng estrogen cao. Tuy nhiên, các loại thuốc làm giảm estrogen cũng có những tác dụng phụ nhất định nên người bệnh nên chuyeneva.vn khuyến cáo chị em không tự ý dùng thuốc làm giảm estrogen rao bán trên mạng hoặc sử dụng đơn thuốc giảm estrogen của người khác…
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc làm giảm estrogen thì chị em cần đi thăm khám để biết chính xác tình trạng dư thừa estrogen hiện tại của cơ thể, từ đó bác sĩ có hướng tham vấn hoặc chỉ định kê đơn thuốc làm giảm estrogen phù hợp. Ngoài ra, xuyên suốt quá trình dùng thuốc điều trị làm giảm estrogen thì người bệnh cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.