Trong một số thống kê nghiên cứu mới nhất cho rằng: hàng triệu phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh bị huyết áp tăng vọt khiến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe? Vậy bạn có nằm trong số đó không?
Mục lục
Tại sao đến tuổi mãn kinh huyết áp lại tăng cao
Do sự thay đổi nội tiết tố
Sự suy giảm nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự tăng huyết áp ở chị em. Như chúng ta đã biết, vai trò của các loại hormone nữ trong cơ thể rất quan trọng, giúp ổn định quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sự suy giảm các estrogen làm cho quá trình này diễn ra bất bình thường hơn, dẫn đến nguy cơ gia tăng xơ cứng động mạch và các vấn đề tim mạch.
Do béo phì và rối loạn chuyển hóa
Yếu tố trọng lượng cơ thể của chị em tăng mạnh trong giai đoạn tiền mãn kinh/ mãn kinh kết hợp với các hội chứng rối loạn chuyển hóa như kháng insulin, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu… là một trong những nguyên nhân góp phần tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lý giải hiện tượng này là do khi chị em bị tăng cân nhưng sự chuyển hóa thấp dẫn đến sự dư thừa lượng mỡ. Theo thời gian, lâu dần lượng mỡ này được tích tụ lại quá nhiều sẽ tràn vào hệ thống tim mạch, ảnh hưởng đến quá trình truyền máu từ tim đến các cơ quan và dẫn đến chỉ số huyết áp tăng vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, khi trọng lượng cơ thể của chị em tăng làm cho máu phải dùng nhiều áp lực co bóp đàn hồi hơn để đưa máu đi khắp tế bào, lúc này nó sẽ sinh ra hormone adrenalin gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
Do yếu tố tâm lý
Phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh thường có nhiều thay đổi về yếu tố tâm lý như: dễ bị căng thẳng, stress, lo âu hoặc trầm cảm… Sự thay đổi các yếu tố tâm lý này đều có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cao huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim mạch đối với chị em.
Lý giải hiện tượng này là do khi chị em bị trạng thái căng thẳng, stress diễn ra thường xuyên dẫn đến sự phá vỡ của các cơ chế bảo vệ sức khỏe, làm cho huyết áp và nhịp tim tăng cao và tạo ra gánh nặng cho tim làm tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do thói quen sinh hoạt không lành mạch
Bên cạnh những yếu tố trên, nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đối với chị em tuổi tiền mãn kinh có thể là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích nhiều… điều này cũng gây tăng huyết áp đột ngột ở chị em. Đồng thời, việc lười vận động hay bị stress, căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng.
Do tuổi tác
Nguyên nhân tăng huyết áp do tuổi tác cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể và diễn ra khá phổ biến. Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, khả năng đang hồi giảm so với độ tuổi trẻ hơn.
Do giới tính
Trong một số thống kê, tỷ lệ ở độ tuổi dưới 45 thì tình trạng nam giới gặp tình trạng tăng huyết áp cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên từ 45 tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ tương đồng giữa hai giới. Lý giải hiện tượng này là do, chị em khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh có nhiều sự thay đổi trong cơ thể như: suy giảm nội tiết tố, thay đổi tâm lý, rối loạn chuyển hóa… dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
>> Tìm hiểu thêm: Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Những triệu chứng của tăng huyết áp
Những triệu chứng của bệnh huyết áp cao ở độ tuổi tiền mãn kinh/ mãn kinh thường biểu hiện không rõ ràng và nhiều khi rất bị dễ nhầm lẫn với các biểu hiện và dấu hiệu của triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên ở một số chị em, hiện tượng tăng huyết áp có thể nhận thấy những triệu chứng như:
- Đau đầu dữ dội
- Chóng mặt
- Khó thở
- Đánh trống ngực
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau tức ngực
- Nhịp tim không đều
- Đái máu
Nếu chị em đang có những dấu hiệu hoặc triệu chứng trên cần đi kiểm tra sức khỏe ngay để được các Bác sỹ tư vấn và kiểm tra chẩn đoán cụ thể hơn, tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
Bệnh huyết áp cao nếu như không được điều trị và kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
Các biến chứng liên quan đến tim mạch
Hiện tượng huyết áp cao lâu ngày làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành gây đau ngực, nghẹn ngực… Trường hợp nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ làm cho tắc động mạch vành dẫn đến người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được. Ngoài ra huyết áp cao lâu ngày có nguy cơ làm cơ tim phì đại, nếu không được cải thiện cao huyết áp cũng dẫn đến suy tim.
Các biến chứng về não
Qúa trình huyết áp tăng cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, trường hợp nặng hơn có thể gây tử vong.
Các biến chứng về thận
Khi người bệnh bị huyết áp tăng cao làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày dẫn đến suy thận. Ngoài ra, huyết áp cap còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm cho huyết áp tăng cao hơn. Hiện tượng hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.
Các biến chứng về mắt
Huyết áp cao sẽ làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại dẫn đến hư mắt. Huyết áp cao còn làm xuất huyết võng mạch, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực hoặc có thể dẫn tới mù lòa.
Các biến chứng khác
Huyết áp tăng cao ngoài gây ra những biến chứng nguy hiểm nhue trên thì chúng còn có nguy cơ làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người. Gây hẹp động mạch chậy, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh có nguy cơ đau nhức chân tay, đi đứng khó khăn hơn.
Cách điều trị tăng huyết áp cao
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học, có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu để làm giúp hạ huyết áp nhanh chóng và ổn định như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc sức chế giao cảm , thuốc giãn mạch trực tiếp…
1. Thuốc lợi tiểu
- Tên thuốc: chlorthalidone (Hygroton), bumetanide (Bumex), chlorothiazide (Diuril), furosemide (Lasix), spironolactone (Aldactone
- Cơ chế: Giúp loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, thường được sử dụng cùng với một loại thuốc huyết áp khác.
- Hạn chế: Có thể gây giảm kali dẫn đến cơ thể bị yếu và mệt mỏi hoặc hiện tượng chuột rút ở chân. Ngoài ra, việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gút hoặc tăng lượng đường rong máu.
2. Thuốc ức chế men chuyển
- Tên thuốc: benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), lisinopril (Prinvil, Zestril), ramipril (Altace)
- Cơ chế hoạt động: Làm giảm lượng angiotensin, một hóa chất làm cho các động mạch bị thu hẹp và làm cho mở rộng mạch máu điều hòa huyết áp ổn định.
- Hạn chế: Gây ra các phản ứng phụ như phát ban, ho khan, mất cảm giác vị giác, giữ nước, nồng độ kali cao.
3. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin
- Tên thuốc: candesartan (Atacand), losartan (Cozaar), valsartan (Diovan)
- Cơ chế hoạt động: Tác dụng ngăn chặn angiotensin II – một trong những hợp chất giúp thu hẹp các động mạch.
- Hạn chế: Gây ra các phản ứng phụ như chóng mặt, chuột rút cơ bắp.
4. Thuốc chẹn beta
- Tên thuốc: atenolol (Tenormin), metoprolol (Lopressor), metoprolol succinate (Toprol-XL), propranolol hydrochloride (Inderal)
- Cơ chế hoạt động: Làm giảm nhịp tim và giảm khối lượng công việc lên tim.
- Hạn chế: Gây ra mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, trầm cảm, giảm khả năng luyện tập thể dục tể thao…
5. Thuốc chặn canxi
- Tên thuốc: amlodipine (Norvasc, Lotrel), diltiazem (Cardizem, Dilacor), nisoldipine (Sular)
- Cơ chế: Làm chậm sự chuyển động của canxi vào các tế bào cơ trơn của tim, khiến tim co bóp mạnh hơn và làm thư giãn các mạch máu.
- Hạn chế: Gây ra các phản ứng phụ như tim đạp nhanh, mắt cá chân sưng, nhức đầu, chóng mặt hoặc táo bón.
Cách kiểm soát tăng huyết áp tuổi tiền mãn kinh
Việc kiểm soát huyết áp sẽ giúp bạn đề phòng và giảm thiểu sớm các nguy cơ biến chứng có thể sẽ xảy ra từ việc huyết áp tăng cao. Tuy nhiên để kết quả có đạt được như mong muốn hay không, điều đó phải phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực cũng như kiên trì tập luyện và thay đổi những thói quen hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch, ít mỡ bão hòa và cholesterol, ăn nhiều loại hoa quả, cá, rau xanh… (Tham khảo bài viết: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì?)
- Giảm cân nặng nếu bạn đang thừa cân.
- Hạn chế tiêu thụ lượng muối vào trong cơ thể: Đa số nhiều chị em ăn nhiều muối hơn cơ thể chúng ta cần. Đồng thời, khi chúng ta nạp thức ăn vào trong thì nhiều loại thức ăn tự nhiên đã có chứa lượng muối nhất định. Cho nên chị em nên điều chỉnh và hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng hoặc chế biến thực phẩm.
- Lên kế hoạch tập luyện thể dục. Qúa trình tập luyện thể dục đều đặn có lợi cho tất cả mọi người không chỉ riêng đối với người đang gặp vấn đề về tăng huyết áp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi chị em, chúng ta lựa chọn những phương pháp tập luyện cho phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bản thân. Việc tập luyện này nên duy trì ở mức độ vừa phải từ 30 – 45 phút/1 ngày.
- Nếu bạn đang hút thuốc, thì hãy ngừng lại.
- Nếu bạn đang uống rượu, bia thì hãy vừa phải.
- Học cách làm giảm căng thẳng, stress và tránh các phản ứng gây nhiều bất lợi cho cảm xúc và cơ thể. Tập thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi quá trình làm việc căng thẳng để giảm bớt những tiêu cực, lo âu và trầm cảm.
- Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ bệnh ấn hoàn toàn trong sạch về sức khỏe tại một thời điểm nào đó không có nghĩa là suốt đời đảm bảo được rằng bạn không bị bệnh hoặc không có vấn đề gì liên quan đến sức khở. Hãy thực hiện: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ngoài những cách kiểm soát trên, chị em tham khảo bổ sung thêm sản phẩm QueenUp – Giải pháp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GPM, QueenUp mang đến các hiệu quả vượt trội:
- Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ
- Giúp cải thiện các biểu hiện do suy giảm nội tiết tố nữ như: bốc hỏa, mất ngủ hay cáu gắt
- Giúp giảm đau bụng kinh, điều kinh
- Giúp làm chậm lão hóa da, làm đẹp da
Sử dụng QueenUp đủ liệu trình 1 – 2 tháng, kết hợp với sinh hoạt điều độ, tăng cường thể dục thể thao, chắc chắn bạn sẽ thấy tuổi xuân kéo dài bất tận. Mọi thắc mắc về sức khỏe sinh lý nữ và thông tin sản phẩm QueenUp, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065.