Khi đến tháng, mệt mỏi, bị mất máu và dễ “đổi nết” là chuyện “thường tình”. Tuy nhiên các chị em có biết lượng máu trung bình bị mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu không? Cùng chuyeneva.vn tìm đáp án ngay dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Sự “ra đời” của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
- 2. Lượng máu trung bình bị mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu?
- 3. Có thể tự tính lượng máu trung bình bị mất trong mỗi chu kỳ kinh tại nhà?
- 4. Nếu bị mất máu nhiều trong mỗi lần hành kinh phải làm sao?
- 5. QueenUp – TPCN bổ sung nội tiết tố hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
Sự “ra đời” của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Thời điểm từ 11 – 15 tuổi, buồng trứng của ở phụ nữ bắt đầu phát triển đầy đủ. Trứng được hình thành từ buồng trứng có khả năng phát triển to, chín và rụng đi trong khoảng thời gian từ 28 – 35 ngày.
Vào thời điểm đau bụng trước kỳ kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt) cơ thể đã tự động sản sinh 2 loại hormone estrogen và progesterone (*) nhiều hơn bình thường nhằm các nhiệm vụ:
- Kích thích sự phát triển của các nang trứng đồng thời giải phóng trứng.
- Tăng cường phát triển lớp chất nhầy lót bên trong tử cung (lớp niêm mạc tử cung) dày hơn, tăng lưu lượng máu, hàm lượng protein trong tử cung.
- Duy trì sự ổn định của lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ (nếu quá trình thụ tinh thành công).

Note (*): Estrogen và progesterone là 2 loại nội tiết tố nữ chính quyết định sự phát triển các đặc điểm ở cơ thể nữ giới; duy trì tính ổn định của các đặc điểm này; đồng thời quyết định tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt.
Sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh thành công, cơ thể sẽ tự động giảm sản sinh lượng hormone Estrogen và progesterone đột ngột, từ đó khiến lớp lót bên trong tử cung (lớp niêm mạc tử cung) bị bong tróc và lắng xuống lòng tử cung.
Tại đây, các mảnh vụn niêm mạc tử cung bị bong sẽ hòa lẫn với máu và dịch nhầy tạo thành máu kinh, sau đó được cơ tử cung co thắt tống đẩy ra bên ngoài thông qua âm đạo => làm “ra đời” chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Sự xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở con gái (khoảng từ 11 – 15 tuổi) cũng chính là sự khẳng định “cô gái đã bắt đầu lớn”, đã có khả năng mang thai và sinh em bé.
Lượng máu trung bình bị mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu?
Máu kinh bị đẩy ra ngoài là tập hợp của các mảnh vụn niêm mạc tử cung, máu và các dịch nhầy theo khoảng tỉ lệ sau:
Máu kinh = 64% các mảnh vụn niêm mạc tử cung bị bong tróc + 30% máu của cơ thể + 6% các dịch nhầy cổ tử cung, dịch nhầy âm đạo tiết ra.
Có thể tự tính lượng máu trung bình bị mất trong mỗi chu kỳ kinh tại nhà?
Phụ nữ có thể tự tính toán lượng máu bị mất trong kỳ kinh nguyệt tại nhà. Và việc làm này có thể giúp chị em tự nhận biết rằng bản thân có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không? Tuy nhiên trên thực tế việc làm này không dễ và mức độ chính xác từ kết quả cũng chưa cao.
Một số cách tính lượng máu bị mất trong mỗi kỳ kinh nguyệt:

Đo bằng BVS
Tùy thuộc vào từng loại BVS mà thể tích đựng được khác nhau. Bạn có thể đo bằng cách:
Lấy 1 lượng nước cụ thể đổ vào BVS trước. Sau đó ước lượng được số máu kinh có thể chứa trong tổng số BVS.
Đo bằng cốc nguyệt san
So với BVS, đo lượng máu trung bình bằng cốc nguyệt san đơn giản và cố độ chính xác cao hơn. Bạn chỉ cần sử dụng bình thường sau đó ghi lại thể tích máu kinh trong mỗi lần thay. Tiếp tục nhân với 0.3 sẽ ra lượng máu cơ thể bị mất thật sự.
Nếu bị mất máu nhiều trong mỗi lần hành kinh phải làm sao?
Việc bị mất máu trong mỗi lần hành kinh làm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như công việc của chị em phụ nữ. Bởi vậy, trường hợp nếu bị mất máu nhiều chị em hãy:
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng qua đường ăn uống giúp cơ thể tái tạo máu và phục hồi trong thời gian sớm nhất có thể.
- Bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu như: sắt, canxi, vitamin C…
- Có thể tham khảo thêm các loại thuốc bổ hoặc các loại thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ . Lưu ý nên tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ sản phụ khoa để tránh trường hợp bị bổ sung thiếu hoặc thừa các chất.
Đối với các trường hợp bị mất máu quá nhiều, kỳ kinh kéo dài bất thường không tự hết, đau bụng kinh dữ dội, hoặc có các triệu chứng bất thường khác trong chu kỳ kinh nguyệt thì chị em cần đến thăm khám bác sĩ sản phụ khoa tại các địa chỉ uy tín để được thăm khám tìm nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị bệnh phụ khoa kịp thời (nếu có).
QueenUp – TPCN bổ sung nội tiết tố hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
Với chị em phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, bị rong kinh, tháng có tháng không có thể tìm hiểu các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt hoặc các thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ như TPCN QueenUp.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và sản phẩm QueenUp, mời Quý khách gọi đến tổng đài18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được các chuyên gia hỗ trợ!