Đau bụng kinh là cơn đau bụng dưới do tử cung co thắt đẩy máu kinh ra bên ngoài. Không phải mọi phụ nữ đều có mức độ đau bụng kinh giống nhau mà ở từng người với từng cơ địa khác nhau, mức độ đau bụng kinh có thể chỉ là hơi đau nhẹ, đau bình thường hoặc là cơn đau dữ dội…
Mục lục
Các mức độ đau bụng kinh và triệu chứng thường gặp
Đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt thường xảy ra ở 2 thời điểm:
Thời điểm 1: Đau bụng trước kỳ kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt): đây thường là cơn đau âm ỉ nhẹ, cảm giác hơi tức tức xuất hiện những ngày trước kỳ nguyệt san. Nó giống như lời thông báo “ngầm” của cơ thể rằng “chị em sắp đến tháng rồi, chuẩn bị dần đi nhé”.
Thời điểm 2: Đau bụng kinh (thống kinh): Đây là cơn đau bụng trong những ngày nguyệt san. Nó thường đau nhiều trong khoảng 3 ngày đầu kỳ kinh và giảm dần vào những ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt.
So với cơn đau bụng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh nguyệt nặng hơn và có nhiều mức độ đau khác nhau. Cụ thể:
Mức độ đau bụng kinh nhẹ
Cơn đau bụng thường không quá khó chịu, người bệnh chỉ có một số dấu hiệu:
- Cơn đau thường chỉ kéo dài từ 1 – 1,5 ngày (tính từ ngày đầu kỳ kinh) với mức độ đau bụng nhẹ.
- Bụng dưới hơi đau âm ỉ, ngăm ngăm đau. Thường cơn đau này không gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của chị em.
- Không bị đau lưng, mỏi đùi hoặc chỉ hơi mỏi lưng.
- Cơ thể vẫn có cảm giác hơi mệt do đến tháng và bị mất máu.
- Không có các hiện tượng bất thường.
- Người bị đau bụng kinh nhẹ “ít thấm” được cảm giác đau bụng kinh . Cơn đau bụng kinh xuất hiện không đều ở các tháng, có tháng bị đau có tháng không đau. Tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Mức độ đau bụng kinh bình thường (đau vừa)
Biểu hiện mức độ đau bụng kinh thông thường:
- Cơn đau bụng thường tập trung nhiều trong 3 ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt và sẽ giảm dần mức độ đau bụng khi về những ngày cuối kỳ kinh.
- Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau liên tục hoặc đau ngắt quãng theo từng thời điểm.
- Thi thoảng có cảm giác bị đau thắt bụng (do lực co thắt cơ tử cung quá mạnh).
- Cơn đau lan ra sau lưng gây đau mỏi lưng và có thể lan xuống đùi gây mỏi hai bắp đùi.
- Có cảm giác bụng dưới to hơn. Nhưng triệu chứng này sẽ biến mất khi kết thúc chu kỳ kinh.
- Bụng chướng, cảm giác áp lực nhẹ trong bụng.
Mức độ đau bụng kinh dữ dội
Đau bụng kinh dữ dội có thể hiểu đơn giản là cơn đau bụng kinh có mức độ nặng hơn nhiều so với đau bụng kinh bình thường.Tuy nhiên, khác với các mức độ đau bụng kinh khác, đau bụng kinh dữ dội có thể do sinh lý (không có bệnh) hoặc cũng có thể do các bệnh lý gây ra.
Dưới đây là một số triệu chứng của đau bụng kinh dữ dội sinh lý:
- Mức độ đau bụng kinh nhiều, cơn đau âm ỉ liên lục, thường xảy ra các cơn đau quặn bụng đột ngột khiến chị em rất khó chịu.
- Thời gian đau bụng dữ dội kéo dài khoảng 5 – 6 ngày (hoặc có thể hơn) sau đó mới giảm dần.
- Vùng chậu bị đau nhiều, cơn đau dồn từ 2 bên cánh chậu dồn xuống.
- Có hiện tượng buồn nôn.
- Bụng to. Cơ thể bị mất sức, mệt mỏi nhiều. Mất ngủ
- Bị đau bụng đi ngoài (do thời điểm này dễ bị lạnh, yếu người).
- Ăn uống kém, cảm giác sợ ăn, không muốn ăn.
- Người bệnh có thể dành cả ngày để nằm ôm bụng hoặc dành cả ngày để “ôm WC” vì quá đau.
Mức độ đau bụng kinh nào phải cẩn trọng?
Mặc dù cơn đau bụng kinh âm ỉ cả ngày khó chịu, nhưng cơ thể phụ nữ vẫn có thể chịu đựng được.
Mức độ đau bụng kinh dữ dội do bệnh lý thường có các biểu hiện bất thường như:
- Bị đau bụng tiền kinh nguyệt với thời gian dài bất thường (khoảng 10 – 15 ngày trước khi đến kỳ kinh).
- Sau khi sạch kinh vẫn có thể bị đau bụng dưới kéo dài 2 – 5 ngày tùy bệnh lý.
- Trong những ngày “đèn đỏ” bị đau bụng dữ dội, mức độ đau nhiều khiến phụ nữ không thể chịu đựng được.
- Có xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh.
- Máu kinh có dạng máu cục, máu đen bầm.
- Lượng máu kinh không đều trong các tháng.
- Bị buồn nôn, đi ngoài.
- Bị hoa mắt, chóng mặt thậm chí bị ngất xỉu.
- Bị chân tay lạnh, hay bủn rủn, đổ mồ hôi.
- Khí hư ra nhiều bất thường và có mùi hôi.
- Đau trong khi quan hệ.
- …
Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Làm giảm đau bụng kinh khi đến tháng bằng cách nào?
Đối với cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài trong nhiều tháng không tự khỏi, chị em cần đi thăm khám sức khỏe sớm nhất có thể nhằm tìm ra nguyên nhân đau bụng cũng như phát hiện ra các bệnh lý thực thể (nếu có). Từ đó có hướng điều trị sớm đảm bảo sức khỏe sinh sản và cải thiện cơn đau bụng khi đến tháng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đau bụng kinh dữ dội kéo dài đều do bệnh lý. Có nhiều trường hợp đau bụng kinh dữ dội đi khám nhưng vẫn trả về kết quả sức khỏe bình thường không có bệnh. Vì vậy, các chị em đừng quá lo lắng và nên có hướng giải quyết kịp thời.
Đối với mức độ đau bụng kinh thông thường, chị em có thể tham khảo một số cách làm giảm đau bụng kinh ngay tại nhà như:

- Chườm ấm bụng bằng túi chườm, túi sưởi… hoặc các vật dụng nóng giúp làm ấm bụng dưới và giảm đau.
- Massage bụng dưới nhẹ nhàng bằng các loại dầu nóng, rượu gừng… để làm giãn cơ tử cung. Từ đó làm giảm tần suất co thắt của cơ tử cung, tránh các cơn đau bụng kinh đột ngột.
- Uống các thức uống nóng có tác dụng giảm đau bụng kinh như: trà gừng mật ong, trà quế mật ong, sữa ấm pha bột quế…
- Uống nước sắc từ các loại cây lá dân gian làm giảm đau bụng kinh: cây ngải cứu, cây ích mẫu, cây cỏ gấu (hương phụ), nghệ đen…
- Ăn các thức ăn có tính ấm nóng.
- Uống nước ấm; tắm bằng nước ấm.
- Tập các bài Yoga có tác dụng giảm đau bụng kinh.
- …
Do lượng thông tin chi tiết về các cách giảm đau bụng quá dài, chúng tôi không thể cung cấp đầy đủ tại trang này. Mời chị em vui lòng tham khảo thông tin hữu ích dưới đây: