Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới như do sự co thắt quá mức của các cơ trơn tử cung khi tống máu kinh ra ngoài; do cổ tử cung hẹp, do tử cung bị dị tật bẩm sinh làm cản trở quá trình lưu thông máu, do các bệnh lý thực thể, bệnh phụ khoa ở phụ nữ… Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Mục lục
Hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới
Chỉ một số rất ít chị em may mắn không phải “nếm vị” trong những ngày đèn đỏ. Còn lại, đại đa số phụ nữ đều “thấm” cảm giác đau bụng kinh ít nhất một lần trong đời.
Đau bụng kinh là các cơn đau co thắt hoặc âm ỉ liên tục để tử cung tống máu kinh ra bên ngoài. Nó xảy ra chủ yếu ở vùng bụng dưới và thường đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó mức độ đau sẽ giảm dần và về những ngày cuối chu kỳ, tần suất đau càng được giảm bớt.
Đau bụng kinh thường chia làm 2 mức cơ bản:
- Đau bụng kinh có thể chịu đựng được (đau bụng kinh nguyên phát): thường gặp ở bạn gái mới lớn và phụ nữ trẻ tuổi.
- Đau bụng kinh dữ dội (đau bụng kinh thứ phát): hay gặp ở phụ nữ trung tuổi.
>> Tham khảo đầy đủ bài viết: Đau bụng kinh và những điều cần biết
Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh?
Tùy thuộc vào từng loại đau bụng kinh khác nhau, từng đối tượng bị đau bụng kinh, cơ địa và các triệu chứng biểu hiện khác nhau mà sẽ có các nguyên nhân gây đau bụng kinh khác nhau. Cụ thể:
Các nguyên nhân chung
Do lực và tần suất co bóp của cơn trơn tử cung
Đến ngày nguyệt san, cơ trơn tử cung có nhiệm vụ co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung bị bong (có lẫn máu) ra bên ngoài thông qua bộ phận sinh dục nữ. Bên cạnh đó, hormone Prostaglandin (PG) cũng kích thích một phần đến sự co bóp cơ tử cung.
Do tính cảm ứng cá biệt (cơ địa) và lượng hormone PG tiết ra ở từng chị em là khác nhau nên tần suất và lực co bóp cơ trơn tử cung cũng mạnh nhẹ khác nhau. Vì vậy nên mới xuất hiện hiện tượng người bị đau bụng kinh nhiều và người bị đau ít.
Do hormone prostaglandin (PG)

Prostaglandin (PG) là một loại hormone do cơ thể tiết ra nhằm mục đích cảm nhận sự đau và quá trình viêm.
Nồng độ PG trong máu có tỉ lệ thuận với cảm giác đau bụng kinh (nói riêng và cảm giác đau nói chung). Hay nói cách khác, các chị em bị đau bụng kinh nhiều là do cơ thể tiết nhiều hormone PG trong ngày “đèn đỏ”.
Chịu tác động của các yếu tố khác
Các chị em bị tụt huyết áp, bị hạ canxi, viêm bàng quang, nhiễm trùng đường niệu đạo… đúng vào thời điểm nguyệt san cũng có thể gây ra đau bụng kinh (hoặc làm cơn đau trầm trọng hơn). Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc “vì sao ở cùng một người mà có tháng bị đau bụng kinh nhiều, nhưng có tháng lại bị đau bụng ít hoặc không bị đau”.
Do bị căng thẳng, stress hoặc áp lực trong những ngày “Dâu tây”.
Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn đồ lạnh, đồ ăn có tính hàn hoặc tắm nước lạnh cũng có thể khiến cơn đau bụng kinh xuất hiện hoặc bị đau nặng hơn.
Nguyên nhân đau bụng kinh thường (đau bụng kinh nguyên phát)
Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường là các cơn đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, vừa và chị em có thể chịu đựng được. Cơn đau chạy dài từ lòng tử cung đến cổ tử cung trong quá trình đẩy máu ra ngoài.
Thông thường, các chị em chỉ cảm giác bị đau bụng dưới khi hành kinh, còn hầu như không cảm nhận được sự dịch chuyển của cơn đau bụng. Một số nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát có thể kể đến như:
Do lực co thắt quá mức của cơ tử cung
Trong quá trình tống máu kinh ra ngoài, nếu lực co thắt của cơ tử cung quá mạnh sẽ làm các mạch máu bị co lại, từ đó lượng máu và lượng oxy đến tử cung bị giảm. Khi bị thiếu oxy và máu, cơ thể sẽ tự động tiết ra hormone Prostaglandin (PG) khiến chị em có cảm giác đau bụng.
Những ngày đầu chu kỳ kinh thường bị đau bụng nhiều hơn do tử cung phải co bóp liên tục để tống máu kinh ra bên ngoài. Và càng về sau, lớp niêm mạc tử cung bong hết dần, máu kinh giảm và phụ nữ sẽ thấy cơn đau dịu đi.

Do cổ tử cung bị hẹp
Cổ tử cung bị hẹp làm máu khó thoát ra ngoài trong khi cơn co thắt dồn máu vẫn diễn ra (hiện tượng tắc kinh). Nó khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn và kéo dài hơn.
Do dị tật bẩm sinh ở tử cung
Những dị tật thường gặp là tử cung ngả ra phía sau hoặc tử cung ngải ra phía trước. Nó làm máu kinh bị ứ đọng, quá trình lưu thông kinh nguyệt bị cản trở, từ đó gây đau bụng kinh.
Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội (Đau bụng kinh thứ phát)
Vào một ngày “không đẹp trời”, chị em bỗng nhiên bị đau bụng dữ dội dù vẫn cách xa “kỳ đèn đỏ”. Và những tháng tiếp sau đó, tình trạng đau bụng bất thường vẫn không tự hết.
Đây không phải là dấu hiệu đau bụng tiền kinh nguyệt với những cơn đau thường có thể chịu được nữa. Mà thay vào đó là những cơn đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quại, đau “phát khóc” thậm chí bị ngất xỉu, mất ngủ, buồn nôn, đi ngoài… Nó xuất hiện kéo dài trước kỳ kinh 1 – 2 tuần đến khi sạch kinh mới hết đau.
Nếu gặp tình trạng trên, các chị em phụ nữ phải hết sức cẩn thận vì rất có thể bạn đang gặp phải đau bụng kinh thứ phát – cơn đau bụng kinh do các bệnh lý thực thể, bệnh lý vùng chậu gây ra.
Một số bệnh lý gây đau bụng kinh thứ phát thường gặp như:
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Là căn bệnh xảy ra khi các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại có xu hướng phát triển “lạc trôi” ra bên ngoài tử cung (thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…). Căn bệnh này gây tỉ lệ vô sinh đến gần 50%.
Đau bụng dưới và đau vùng chậu là triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung, trong đó hơn 70% cơn đau vùng chậu xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh u xơ tử cung
Đây là khối u lành tính xuất hiện trong cơ tử cung (không phải khối ung thư). Nó lớn dần và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang. Bệnh gây tỉ lệ thụ thai thấp, gây vô sinh hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu đang mang bầu.
U xơ tử cung thường gây đau vùng bụng dưới, bị rong kinh (kỳ kinh kéo dài), cường kinh (ra nhiều máu), đau và có cảm giác tức ở vùng chậu, xuất hiện tiểu rắt (do chèn ép vào bàng quang), các bệnh đại tràng (táo bón hoặc tiêu chảy)…
Viêm vùng chậu (PID)
Do viêm vùng chậu (PID) hay chính là 1 căn bệnh phụ khoa xuất hiện do bị viêm, nhiễm trùng ở một trong các vị trí: tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, PID có thể gây một số biến chứng như mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, vô sinh.
Xem thêm: Phụ nữ mãn kinh có mang thai không?
Đau bụng kinh do PID thường có một số biểu hiện: đau bụng kinh âm ỉ kéo dài, người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh khiến cho cơ thể bị mất máu, đau đớn vùng bụng dưới và xương chậu; trường hợp nặng có thể bị sốc do nhiễm trùng, viêm màng bụng mãn tính…
Lạc tuyến nội mạc tử cung: Đây là sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung.
Do dụng cụ tránh thai (IUD)
Đây là dụng cụ được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo dùng đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ngoài ý muốn, đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.
Đau bụng kinh có gây nguy hiểm không?
Đau bụng kinh thông thường (đau bụng kinh nguyên phát) là hiện tượng tự nhiên bình thường. Nó không gây nguy hiểm cho cơ thể và sẽ có xu hướng cải thiện theo thời gian, tình trạng đau có thể giảm sau vài năm hoặc sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh con.
Nhưng đối với đau bụng kinh thứ phát – cơn đau bụng kinh dữ dội do các bệnh lý sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng nặng nề có thể xảy ra như:
- Vô sinh.
- Áp xe buồng trứng, áp xe ống dẫn trứng.
- Khó thụ thai, khó mang thai.
- Mang thai ngoài tử cung.
- Làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ…
>> Xem thêm bài viết: Cảm giác đau bụng khi đến tháng
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Để làm giảm đau bụng kinh, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Phương pháp giảm đau bụng kinh tại chỗ
Uống trà gừng mật ong
Chuẩn bị gừng tươi (khoảng 5 lát) đem thái nhỏ hạt lựu rồi đem pha với 200ml nước ấm nóng. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất và khuấy đều thành trà gừng mật ong. Dùng uống trực tiếp khi bị đau bụng kinh để giúp bụng ấm và giảm cơn đau bụng.

Dùng Ngải cứu giảm đau bụng kinh
Cách 1: Ăn trứng Ngải cứu
Chuẩn bị một nắm lá Ngải cứu, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó đem đánh tan với 2 quả trứng gà và cho lên chảo rán trứng bình thường. Dùng ăn trứng ngải cứu ngay khi còn nóng.
Cách 2: Dùng Ngải cứu chườm bụng
- Lấy 500g Ngải cứu tươi + 100g muối hạt (muối trắng).
- Rửa sạch Ngải cứu và để ráo nước.
- Cho cả 2 nguyên liệu vào chảo rang lên, đảo đều tay đến khi hỗn hợp nóng già thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp thu được vào một tấm vải sạch, buộc túm miệng lại sau đó dùng chườm trực tiếp vào phần bụng dưới.
- Chườm khoảng 15 phút sẽ thấy cơn đau bụng kinh dịu dần.
Giữ bụng dưới luôn được ấm nóng
Đau bụng kinh chủ yếu bị đau vùng bụng dưới. Vì vậy, việc giữ cho vùng bụng dưới ấm nóng sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhanh. Bạn có thể mua túi chườm bụng hoặc tự tạo túi chườm bụng bằng các vật dụng quen thuộc như:
- Lấy chai thủy tinh đổ cho nước nóng, đậy nắp và gói vào một lớp vải, sau đó đem chườm bụng.
- Dùng Ngải cứu và muối hạt rang nóng (như cách trên).
- Dùng túi sưởi mùa đông.
- Đắp chăn vào phần bụng dưới trong vài giờ đồng hồ đến khi cơn đau giảm.
- Massage vùng bụng nhẹ nhàng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách giảm đau bụng kinh, mời chị em tham khảo:
Dùng thuốc giảm đau bụng kinh
Thuốc giảm đau là giải pháp mà nhiều chị em lựa chọn bởi nó có tác dụng làm giảm triệu chứng nhanh tức thời. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh như:
- Acetaminophen (Tylenol®)
- Acid mefenamic (Ponstel®)
- Paracetamol (Panadol, Decolgen, Hapacol…)
- Ibuprofen (Advil®, Motrin IB®)
- Natri naproxen (Aleve®)
- Thuốc tránh thai (cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng).
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần có chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều lượng dùng nhằm đảm bảo sức khỏe bạn nữ, đảm bảo an toàn nếu sử dụng thường xuyên, tránh bị nhờn thuốc hoặc các phản ứng không mong muốn.
Với các trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội bất thường (so với thời gian trước đây) cần chủ động đến thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện và chữa trị các bệnh lý kịp thời nếu có.
Tăng cường nội tiết tố nữ và giảm đau bụng kinh với QueenUp
Các chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm QueenUp – sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da, cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và sản phẩm QueenUp, mời Quý khách gọi đến tổng đài 18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được hỗ trợ nhanh nhất.