Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều chị em vẫn mong muốn được “thiên chức làm mẹ”. Vậy khả năng thụ thai trong giai đoạn này của chị em có cao không và gặp trở ngại gì không? Hãy cùng chuyên gia tư vấn của chuyeneva.vn giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Mục lục
Những thay đổi phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?
Như chúng ta đã biết, thời kỳ tiền mãn kinh của chị em thường xảy ra ở trong khoảng độ tuổi từ 47 – 52 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số chị em độ tuổi tiền mãn kinh thường diễn ra sớm hơn từ 2 – 5 năm tùy thuộc vào cơ địa, yếu tố sinh lý và sức khỏe…
>> Xem đầy đủ: Phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào?
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, ngoài yếu tố liên quan đến tuổi tác, chị em cũng phải đối diện với một số thay đổi về cả hình dáng bên ngoài và các tâm sinh lý bên trong như:
Thay đổi hình dáng bên ngoài
- Da khô sạm và bị lão hóa
- Tóc khô xơ dễ gãy rụng
- Vú chảy sệ, không săn chắc
- Đi đứng chậm chạp
- Cơ thể uể oải, suy nhược
Thay đổi tâm sinh lý bên trong
- Dễ bị cáu gắt, thất vọng hoặc giận dữ bộc phát
- Cảm giác buồn, tội lỗi hoặc không có giá trị
- Lo lắng, bồn chồn hoặc dễ kích động
- Khó tập trung để đưa ra các quyết định
- Mệt mỏi/ thiếu năng lượng/ thiếu động lực
- Thay đổi tâm trạng thất thường
- Ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều
- Trầm cảm nhẹ
Thay đổi chức năng cơ quan sinh dục
Tử cung
Vào thời kỳ tiền mãn kinh/ mãn kinh, tử cung của chị em có xu hướng giảm dần kích thước teo nhỏ lại, mỏng và thoái hóa. Các phần niêm mạc tử cung, thành tử cung cũng mỏng hơn không còn hiện tượng phân bào hay chế tiết và rất ít mạch máu. Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu giảm tính đàn hồi… gây nhiều bất lợi cho chị em trong quá trình sinh nở.
Cổ tử cung
Cổ tử cung teo nhỏ dần, giảm rõ trong vài năm sau thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh. Phần lớp niêm mạc của ống cổ tử cung mỏng và màu nhạt dần. Ở lỗ tử cung thu nhỏ lại, ranh giới giữa biểu mô trị và biểu mô lát thì lùi sâu vào phía bên trong của lỗ ngoài cổ tử cung.
Buồng trứng
Theo thống kê, buồng trứng của người bình thường độ tuổi 20 sẽ có trọng lượng tối đa là 10 gram và sẽ giảm dần xuống còn 5 gram vào độ tuổi 60. Một số thay đổi ở tại bộ phận buồng trứng trong giai đoạn này như: xơ hóa, số lượng nang noãn nguyên thủy giảm, không còn hoạt động…
Vòi tử cung
Kích thước của hai vòi tử cung giảm dần, lớp mô tại vòi tử cung cong xẹp hẳn, các lông mao giảm dần hoặc biến mất, khả năng chế tiết cũng mất dần.
Âm đạo
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, lượng estrogen sẽ giảm vì vậy âm đạo khô hạn, các nếp gấp ngang giảm làm âm đạo trở nên chật hơn, ngắn hơn. Phần niêm mạc âm đạo bị mỏng đi, màu sắc biến đổi nhạt dần và dễ bị chảy máu khi quan hệ.
Âm hộ
Đối với giai đoạn khi bắt đầu vào độ tuổi tiền mãn kinh chỉ xuất hiện một số biến đổi nhỏ trong âm hộ, và các thay đổi này sẽ trở nên rõ rệt hơn trong độ tuổi từ 65 tuổi trở đi. Môi lớn nhỏ lại và mỏng hơn. Môi bé nhỏ, đôi khi mất hẳn hoặc dính lại với nhau phía dưới âm vật, âm vật nhỏ dần…
Tuyến vú
Các tuyến này trở nên nhăn nhúm, mềm nhão và teo lại. Đặc biệt phần đầu ti trên tuyến vú bị biến đổi màu sắc nhạt dần và tối màu hơn.
>> Tham khảo: Cách điều trị tiền mãn kinh sớm
Khả năng thụ thai tuổi tiền mãn kinh
Đi đôi với sự phát triển của xã hội, nhiều chị em hiện nay có xu hướng kết hôn muộn hoặc kế hoạch sinh em bé ngoài tuổi 30 để tập trung phát triển cho sự nghiệp trước. Điều này cũng làm chị em đặt ra câu hỏi khi mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh thì khả năng thụ thai sẽ như thế nào?
Theo các tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ trên thế giới thì tỷ lệ mang thai giai đoạn tiền mãn kinh là rất thấp, con số này không quá 2%. Nguyên nhân của tỷ lệ thụ thai thấp này là do khả năng bị hạn chế về số lượng cũng như chất lượng trứng trong giai đoạn tiền mãn kinh thấp hơn so với giai đoạn có độ tuổi trẻ hơn.
Ngoài ra, chị em mang thai trong giai đoạn này dễ có nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh cao hơn so với những chị em mang thai trong độ tuổi bình thường. Đặc biệt tỷ lệ này chiếm đến 50% đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn từ độ tuổi 45 trở đi.
Làm thế nào để tăng khả năng thụ thai tuổi tiền mãn kinh
- Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng tốt, sạch và an toàn trong giai đoạn chuẩn bị bắt đầu thụ thai trước 3 tháng.
- Tăng cường vận động, thể dục nhằm cải thiện lượng máu lưu thông đến các cơ quan sinh sản từ đó thúc đẩy quá trình thụ thai tốt hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường không an toàn, nhiều chất độc hại, mùi khói thuốc lá, rượu bia… là một trong những nguyên nhân kéo tỷ lệ thụ thai thấp hơn.
- Quan hệ tình dục thường xuyên trong suốt chu kỳ của bạn để tỷ lệ thành công cao hơn.
- Kết hợp với phương pháp thụ tinh nhân tạo.
>> Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Các trở ngại mang thai tuổi tiền mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh ngoài những thay đổi về ngoại hình, tâm sinh lý thì các bộ phận sinh dục có nhiều biến đổi và suy giảm chức năng. Đồng thời sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp… cho nên khi mang thai sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm sau:
- Thai nhi dễ bị sinh non, nhẹ cân…
- Dễ bị bệnh tiểu đường thai kỳ: gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Dễ bị huyết áp cao cho nên mẹ cần phải được theo dõi cẩn thận và có thể dùng thuốc để tránh các biến chứng.
- Dễ mắc phải tình trạng nhau thai gây chảy máu hoặc cần phải điều trị bằng thuốc.
- Sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
- Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật cơ xương…
- Khả năng sinh mổ cao.
Bên cạnh những trở ngại trên, thì việc phụ nữ mang thai muộn cũng có một số lợi ích nhất định. Đa phần những phụ nữ ở độ tuổi này đã được trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ. Như vậy, đối với những đứa trẻ sinh ra chúng được định hướng giáo dục tốt hơn. Đặc biệt khả năng tài chính tốt và ổn định của nhiều chị em sẽ giúp họ tự tin và có điều kiện chăm sóc cho cả mẹ và bé được tốt nhất.
Cách chăm sóc thai kỳ phụ nữ tiền mãn kinh
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ dành cho phụ nữ tiền mãn kinh, chị em có thể tham khảo:
1. Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai người mẹ cần phải được bổ sung dinh dưỡng ở mức cao hơn vì ngoài việc đảm bảo cung cấp cho cơ thể thì còn để phát triển thai nhi.
Chính vì thế mẹ bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, phospho (cá, cua, tôm, sữa…) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ… để đề phòng thiếu máu.
>> Đọc thêm: Các loại thực phẩm cần bổ sung tiền mãn kinh
2. Chế độ nghỉ ngơi
Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái và luôn vui vẻ … cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Cho nên khi chị em tham gia lao động cần tránh làm việc mệt nhọc, quá sức để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé được tốt nhất.
3. Chế độ thăm khám thai nhi
Để theo dõi được tình trạng phát triển thai nhi như thế nào, các mẹ nên khám thai và làm các xét nghiệm như:
- Khám theo định kỳ 2 tuần/ 1 lần từ tuần thứ 30 và 1 tuần/ 1 lần từ tuần thứ 36.
- Cân, đo huyết áp, theo dõi các hoạt động của thai nhi.
- Nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của tử cung tránh các trường hợp xấu, dọa sinh hoặc sinh non… để còn có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thử nước tiểu để phát hiện sớm các bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng thai nhi…
- Siêu âm để đánh giá như phát triển của thai có bình thường không.
- Xét nghiệm máu giúp tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B hoặc các bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé
TÓM LẠI: Thực tế thì dù chị em có mang thai ở thời điểm nào thì cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe, tinh thần, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám thai nhi định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé được khỏe mạnh. Đặc biệt đối với những chị em đã có tiền sử trong gia đình khó sinh, hay sinh non… thì khi mang thai ở trong giai đoạn tiền mãn kinh càng phải cẩn thận và nên nhờ tư vấn của bác sĩ có trình độ chuyên môn giúp tỷ lệ thành công cao hơn!
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/menopause/pregnancy#3
https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-pregnancy
Chào Bác sĩ, tôi muốn tư vấn đặt mua hàng
Video nổi bật
VTV3 – Mỗi ngày một niềm vui: Cải thiện khô hạn, giảm ham muốn ở phụ nữ sau 35
[VTV1 – Hành trình hi vọng]: Bí kíp dứt bốc hoả, cải thiện khô hạn, gìn giữ hạnh phúc gia đình của cô Đỗ Thị Hoà (Thanh Hoá)
VTC14 – Bí kíp cải thiện sinh lý, giảm khô hạn nhờ thảo dược quý của chị Nguyệt (Thanh Xuân, HN)