Hiện này có rất nhiều thông tin khuyến khích chị em phụ nữ nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Phytoestrogen nhằm làm tăng sức khỏe và sinh lý nữ. Vậy Phytoestrogen là chất gì? Phytoestrogen có tác dụng gì với sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ?
Mục lục
Phytoestrogen là chất gì?
Phytoestrogen được ghép từ 2 tên tiếng Anh phyto (mang nghĩa cây cỏ) và estrogen (một loại hormone sinh dục nữ chính trong cơ thể phụ nữ).
Phân loại Phytoestrogen
Đa số các Phytoestrogen nằm trong nhóm chất có tên là Flavonoid và Lignan. Trong đó, Lignan có hoạt tính estrogen yếu hơn Flavonoid.
Flavonoid là hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và được chia thành 3 loại khác nhau:
- Các isoflavon: là loại Phytoestrogen được được tìm thấy nhiều nhất trong hạt đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành như: bột đậu nành, đậu phụ… Đây là loại phytoestrogen có hoạt tính estrogen mạnh nhất trong Flavonoid.
- Các coumestan: là loại Phytoestrogen được tìm thấy nhiều trong cỏ ba lá đỏ (đậu chẽ ba hoa đỏ); cỏ đinh lăng, giá đỗ…
- Các flavonoid được prenyl hoá: chứa nhiều trong bia.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phytoestrogen)
Phytoestrogen có tác dụng gì?
Những tác dụng của Phytoestrogen đối với cơ thể phụ nữ nếu được bổ sung đều đặn:
Là một lựa chọn thay thế estrogen tự nhiên bị thiếu hụt trong cơ thể nữ giới
Cơ thể phụ nữ từ độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh (ngoài 40 tuổi) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:
- Da nhăn nheo
- Lão hóa
- Ngực chảy sệ
- Đau xương, mất ngủ
- Dễ cáu gắt
- Bốc hỏa
- Giảm ham muốn
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Rối loạn cảm xúc
- …
đều là do buồng trứng bắt đầu bị suy tàn làm giảm dần khả năng sản sinh estrogen nội sinh (estrogen được sản sinh từ buồng trứng) gây ra.
Bởi vậy, việc ăn các thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen hàng ngày là cách thay thế và bổ sung estrogen nội sinh thiếu hụt, giúp làm giảm các triệu chứng thường gặp ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Một báo cáo được Cancer Journal for Clinicians xuất bản năm 2007 cho rằng, bổ sung phytoestrogen giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỉ lệ tử vong do ung thư vú gây ra.
Một nghiên cứu khác cho thấy Phytoestrogen có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú – một căn bệnh gặp ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cần thêm các nghiên cứu nữa để xác minh Phytoestrogen có đóng vai trò hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư vú không?
Ngăn ngừa chứng loãng xương
Estrogen chịu trách nhiệm trong cả quá trình phát triển và hoàn thiện cấu trúc xương ở người phụ nữ, đảm bảo sự ổn định và chắc khỏe của xương.
Ở độ tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể bắt đầu bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng loãng xương, cấu trúc xương không ổn định, xương giòn, dễ bị đau xương khớp… Bởi vậy, việc bổ sung Phytoestrogen có thể là một liệu pháp thay thế hormone tự nhiên giúp phòng ngừa và làm giảm tình trạng loãng xương ở phụ nữ.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Phytoestrogen được chứng minh cũng có khả năng lưu thông và cải thiện lượng máu ở động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (bởi phytoestrogen có hoạt động tương tự như estrogen).
Giúp làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Estrogen chịu trách nhiệm trong phát triển hoàn thiện hệ thống sinh sản nữ giới đồng thời duy trì sự hoạt động ổn định của các cơ quan sinh sản như:
- Kích thích buồng trứng phát triển khỏe mạnh.
- Duy trì độ dày ống dẫn trứng và độ dày các thành cơ trong ống dẫn trứng.
- Duy trì và làm dày lớp niêm mạc tử cung khi phụ nữ sắp tới tháng.
- Duy trì kích thước âm đạo ở phụ nữ trưởng thành, sự ổn định độ dày cho âm đạo.
Vì vậy, việc bổ sung hàng ngày các thực phẩm chứa Phytoestrogen cũng có khả năng giúp phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, cáu gắt, khô âm đạo, mất ngủ,…
Một số loại thực phẩm giàu Phytoestrogen
Những thực phẩm giàu estrogen thực vật mà chị em phụ nữ nên biết như:
- Các loại rau: Mầm cỏ linh lăng, đậu lăng, khoai mỡ, hạt đậu nành…
- Các loại ngũ cốc: Mầm lúa mì, lúa mạch, yến mạch.
- Các loại thức uống: Dầu Oliu, dầu hoa nhài, rượu vang đỏ, bia, cafe.
- Các loại thảo mộc: Cỏ ba lá đỏ, Hoa bia, rễ cây cam thảo.
Phytoestrogen có tác dụng phụ không?
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy Phytoestrogen có thể mang lại hoạt động tương tự như estrogen nội sinh – kích thích nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Phytoestrogen không có các tác dụng phụ.
Một số nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng Phytoestrogen: vấn đề sinh sản; béo phì hoặc bệnh ung thư. Ví dụ như chế độ ăn uống có chứa quá nhiều hạt đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
Có nên sử dụng Phytoestrogen cho mục đích Y tế?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện không quy định về Phytoestrogen ; Các nghiên cứu hiện đại cũng không khuyến nghị dùng Phytoestrogen để điều trị các mục đích Y tế.
Theo thực nghiệm tại một bệnh viện đã ghi nhận, khi sử dụng Phytoestrogen vào mục đích Y tế và có phản hồi:
- Khoảng 50% người bệnh có hiện tượng bị chướng bụng nhẹ hoặc trung bình
- Gần 30% người bệnh bị tiêu chảy nhẹ
- Khoảng 20% từ chối tiếp tục vì các tác dụng phụ.
Ngoài ra, do Phytoestrogens hoạt động tương tự như estrogen trên các mô trong cơ thể, nên về mặt lý thuyết vẫn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, tổng thể an toàn trong quá trình sử dụng Phytoestrogen đòi hỏi phải đánh giá thêm.
Sẽ cần nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để hiểu về cách thức hoạt động của Phytoestrogen cũng như sự dung nạp ở mức cao có mang lại những rủi ro sức khỏe nào không?
Vì vậy, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ điều trị của bạn trước khi muốn sử dụng một liệu pháp thay thế hormone sinh dục nữ nào (bao gồm cả sử dụng Phytoestrogen) nhằm bổ sung lượng estrogen nội sinh bị thiếu hụt trong cơ thể.
Nguồn tham khảo:
- http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/phytoestrogens/
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/can-lam-sang/dinh-duong/phytoestrogen-la-gi-loi-ich-va-thuc-pham-co-chua-phytoestrogen.html#:~:text=Phytoestrogen%20l%C3%A0%20c%C3%A1c%20h%E1%BB%A3p%20ch%E1%BA%A5t,m%C3%A3n%20kinh%20v%C3%A0%20m%C3%A3n%20kinh.