Phụ nữ tiền mãn kinh thường phải chịu những thay đổi dồn dập về sức khỏe mà thời kì này mang đến. Trong những thay đổi đó thì rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là vấn đề mệt mỏi nhất phụ nữ phải trải qua. Thường thì chu kì kinh và lượng kinh nguyệt sẽ thưa và ít dần những cũng có một số trường hợp khác thường. Cùng xem thêm thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Mục lục
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Thói quen trong sinh hoạt hàng ngày
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả những người phụ nữ có thói quen lạm dụng bia rượu hoặc những người phải sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có nguy cơ rối loạn tiền mãn kinh cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác. Thậm chí điều này còn gây ảnh hưởng đến chức năng gan dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung và rất dễ bị rong kinh.
Bên cạnh đó những phụ nữ thường xuyên ăn kiêng quá mức dẫn đến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất gây ra hiện tượng mất cân bằng estrogen cần thiết cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
Phụ nữ hút nhiều thuốc lá dễ bị rối loạn kinh nguyệt thời kì tiền mãn kinh
Chức năng hoạt động buồng trứng suy giảm
Khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh sẽ gặp hiện tượng buồng trứng hoạt động yếu hơn gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết. Từ đó lượng kinh nguyệt sẽ ít dần và xuất hiện với chu kì thưa dần. Lúc này phụ nữ bắt đầu phải chịu nhiều những triệu chứng khó chịu do tiền mãn kinh gây ra. Trong đó có một số ít trường hợp sau khi mất kinh hẳn thì kinh nguyệt vẫn có thể xuất hiện trở lại vài tháng rồi mới hết hẳn.
Bệnh tự miễn
Phụ nữ trung niên nếu mắc một số bệnh về tuyến giáp hoặc bệnh về viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến buồng trứng của phụ nữ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Một số phụ nữ bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể do mắc hội chứng bệnh Turner sẽ có một buồng trứng hoạt động yếu hoặc không hoạt động dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt và dễ mãn kinh sớm.
Cảm xúc thay đổi liên tục
Phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh có triệu chứng rối loạn tâm lí, cảm xúc thay đổi thất thường do căng thẳng hoặc cơ thể suy nhược do thiếu hụt dưỡng chất sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn này hoặc cũng có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội trong mỗi kì kinh nguyệt.
Do di truyền
Nếu mẹ của bạn có độ tuổi tiền mãn kinh sớm và gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thì khả năng cao bạn sẽ có gen di truyền giống mẹ của bạn, tuy nhiên điều này không phải gặp ở tất cả phụ nữ bởi đây chỉ là một phần nguyên nhân nhỏ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
Đang điều trị bệnh ung thư
Khi phụ nữ mắc bệnh ung thư và phải hóa trị hoặc xạ trị dễ gây ra hiện tượng suy buồng trứng có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Vị trí điều trị khối ung thư.
- Loại hóa chất sử dụng để điều trị ung thư có ảnh hưởng đến buồng trứng hay không.
- Phụ thuộc vào tuổi tác của phụ nữ khi điều trị ung thư.
Mắc bệnh phụ khoa
Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa dễ bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Khi phụ nữ gặp một số bệnh không mong muốn về phụ khoa như: Bệnh về buồng trứng, u xơ cổ tử cung, bệnh về nội mạc tử cung hoặc một số bệnh khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là ở thời kì tiền mãn kinh.
5 Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
1 – Kinh nguyệt xuất hiện thưa thớt
Thông thường chu kì kinh nguyệt của phụ nữ rơi vào khoảng 28-32 ngày, thế nhưng khi phụ nữ trong giai đoạn tiền mán kinh có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt và chu kì này sẽ tăng lên >32 ngày hoặc thậm chí kéo dài đến 1-2 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Lượng kinh nguyệt của mỗi kì kinh sẽ ít hơn hẳn.
2 – Kinh nguyệt liên tục xuất hiện
Trái ngược hẳn với triệu chứng thưa kinh thì một số phụ nữ tiền mãn kinh có thể gặp tình trạng mau kinh, lúc này chu kì kinh nguyệt thường sẽ ngắn lại chỉ rơi vào từ 20-25 ngày thậm chí ít hơn có những trường hợp chu kì kinh xuất hiện sau 15 ngày kèm theo lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường và dễ bị đau bụng dữ dội. Tuy nhiên tình trạng này cũng ít gặp, chỉ ở một số ít phụ nữ.
3 – Rong kinh
Rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh gây ra tình trạng rất khó chịu do lượng kinh ra ít nhưng kéo dài trên 7 ngày, máu kinh lúc này thường có màu sậm, hoặc đen kèm theo mùi khó chịu khiến phụ nữ rất mệt mỏi.
4 – Mất kinh hoàn toàn
Hiện tượng mất kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh gần giống như hiện tượng thưa kinh tuy nhiên thời gian này sẽ kéo dài trên 3 tháng thậm chí mất hẳn kinh nguyệt nhiều tháng, sau đó sẽ xuất hiện kinh nguyệt trở lại một vài tháng và mất hẳn gọi là hiện tượng mất kinh, lúc này có thể phụ nữ đã chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
5 – Triệu chứng cường kinh nguyệt
Triệu chứng cường kinh xuất hiện ở rất ít phụ nữ, lúc này kinh nguyệt thường kéo dài trên 7 ngày với một lượng máu kinh nhiều >200ml. Khi đi khám bác sĩ có thể cho bạn kiểm tra sinh thiết để xem bạn có bị bệnh polyp cổ tử cung hay u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Bên canh đó những phụ nữ ó tiền sử huyết áp cao hoặc mắc hội chứng rối loạn đông máu sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng cường kinh
Rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có thể gặp một số biến chứng không tốt do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Số người gặp phải trường hợp này không nhiều. Tuy nhiên nếu bạn gặp những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám ngay để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp giành cho bạn.
- Kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
- Chu kì kinh nguyệt cách nhau dưới 21 ngày.
- Kinh nguyệt bất thường xuất hiện giữa các chu kì bình thường.
- Kinh nguyệt ra quá nhiều, mất kiểm soát và phải thay băng vệ sinh liên tục.
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
Tuy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không gây nguy hiểm (ngoài những triệu chứng cần đi khám bác sĩ như đã nêu ở trên) tuy nhiên hiện tượng này cũng gây ra cho phụ nữ những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe như:
1 – Suy giảm ham muốn: Việc rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện chăn gối của lứa đôi do vùng kín bị khô hạn, giảm ham muốn hơn nữa chu kì kinh thay đổi liên tục khiến chị em mệt mỏi và không muốn gần gũi chồng.
2 – Gây ra hiện tượng mệt mỏi: Một số phụ nữ tiền mãn kinh khi bị rối loạn kinh nguyệt dễ gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội trong chu kì kinh gây ra hiện tượng mệt mỏi rất khó chịu.
3 – Dễ mắc bệnh phụ khoa: Khi kinh nguyệt rối loạn một số phụ nữ gặp phải triệu chứng cường kinh hoặc rong kinh sẽ phải liên tục sử dụng băng vệ sinh nên rất dễ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục nếu không thường xuyên thay băng và vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
4 – Ảnh hường vóc dáng và nhan sắc của phái đẹp: Một số phụ nữ khi gặp phải hiện tượng cường kinh hoặc rong kinh, kinh mau sẽ luôn mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi có chu kì kinh do lượng máu ra nhiều hoặc kéo dài ngày gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể, lúc này phụ nữ dễ bị mất ngủ khiến da xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhắn, đồi mồi hoặc dễ bị tăng cân do rối loạn nội tiết tố.
➤ Tham khảo bài viết: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có mang thai được không?
Cách khắc phục hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nên thực sự hiểu được rằng những thay đổi tác động lên cơ thể và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà tất cả phụ nữ thời kì tiền mãn kinh sẽ trải qua. Vì vậy trong chu kì kinh nguyệt phụ nữ tiền mãn kinh nên chú ý giữ gìn sức khỏe qua những lưu ý dưới đây:
- Không nên làm việc quá sức, giành cho bản thân thêm thời gian nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái. Tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng thường xuyên trong những ngày đèn đỏ.
- Tránh để cơ thể bị lạnh vì dễ khiến các triệu chứng tiền mãn kinh làm bạn khó chịu hơn bình thường.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không nên sử dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích trong những ngày đèn đỏ để tránh lượng máu kinh ra nhiều hơn.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng việc tắm nước nóng và tắm trước 9h tối là tốt nhất.
- Bổ sung thêm những thực phẩm giàu estrogen từ thiên nhiên giúp cân bằng nội tiết tố.
- Nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa sắt để tránh tình trạng thiếu máu trong những ngày “Dâu tây”
➤ Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung những loại thực phẩm gì?
QueenUp – Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và tăng cường nội tiết tố nữ
Bên cạnh các cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh đã nêu ở trên. Phụ nữ có thể tham khảo thêm QueenUp – Sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Đèn đỏ” hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và sản phẩm QueenUp, mời Quý khách gọi đến tổng đài18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được các chuyên gia hỗ trợ!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao QueenUp tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán QueenUp chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY