Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen gây những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Vậy sự rối loạn nội tiết tố nữ estrogen do đâu và nên làm gì khi bị rối loạn nội tiết tố estrogen? Hãy cùng chuyeneva.vn tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Rối loạn nội tiết tố estrogen xảy ra khi nào?
Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen là gì?
Estrogen là hormone sinh dục có ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể nữ giới cao gấp nhiều lần so với nam giới và đồng thời estrogen ảnh hưởng đến sự phát triển, tiến trình hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể nữ giới, cho nên estrogen được xem là hormone sinh dục nữ chính ở nữ giới.
Rối loạn nội tiết tố estrogen có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới nhưng tình trạng này xảy ra ở nữ giới thường xuyên hơn. Còn nam giới dễ bị rối loạn nội tiết tố nam testosterone – hormone sinh dục nam chính hơn.
Trong bài viết này, chuyeneva.vn chỉ xin đề cập đến sự rối loạn nội tiết tố estrogen ở phụ nữ.
Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen xảy ra khi nào?
Estrogen có 4 phân loại chính là: Estrone (E1); Es-tra-di-ol (E2); Estriol (E3); Estetrol (E4).

Es-tra-di-ol (E2) là phân loại estrogen có nồng độ mạnh nhất và xuất hiện phổ biến nhất trong suốt cuộc đời nữ giới. Nên sự cân bằng estrogen được đo chính bằng sự ổn định của nồng độ Es-tra-di-ol (E2) trong máu.
Theo số liệu từ Phòng thí nghiệm Y tế của bệnh viện Mayo Clinic (Rochester, Mỹ), chỉ số Es-tra-di-ol (E2) bình thường sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của người phụ nữ. Cụ thể, một người phụ nữ bình thường sẽ có các chỉ số Es-tra-di-ol (E2) ổn định trong từng giai đoạn:
- Bé gái tuổi dậy thì: khoảng 350 pmol/l
- Ở phụ nữ trưởng thành: tùy thời điểm của chu kì kinh nguyệt mà có thể thay đổi từ khoảng 46 – 1828 pmol/l
- Ở phụ nữ mãn kinh: từ khoảng 18.4 – 201 pmol/l.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ estrogen
Một số triệu chứng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ thường gặp như:
- Kinh nguyệt không đều: tháng ra ít hoặc tháng ra nhiều; tháng có hoặc không có.
- Bị loãng xương, có thể là đau xương.
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm
- Khô hạn
- Căng ngực
- Bụng khó tiêu
- Xuất hiện táo bón hoặc tiêu chảy
- Mọc mụn trứng cá trong hoặc ngay trước kỳ kinh nguyệt
- Bị chảy máu tử cung bất thường không liên quan đến kinh nguyệt. Đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nếu kéo dài không tự khỏi.
- Mọc nhiều lông trên mặt, cổ, ngực, lưng hơn.
- Âm vật mở rộng hơn
- Tăng cân
- Tóc mỏng hơn, xuất hiện tình trạng rụng tóc
- Giọng nói thay đổi.

Rối loạn nội tiết tố estrogen do đâu?
Estrogen được sản sinh bởi buồng trứng và tuyến thượng thận, sau đó được lưu trữ và giải phóng vào máu để di chuyển tới các bộ phận khác.
Bởi vậy, khi buồng trứng và tuyến thượng thận hoạt động không bình thường hoặc bị tác động bởi những yếu tố khác gây hoạt động kém => sẽ sinh ra sự rối loạn nội tiết tố estrogen.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn nội tiết tố estrogen là do các yếu tố không phải bệnh lý và do bệnh lý tác động gây ra.
Do các yếu tố không phải bệnh lý
Một số yếu tố bên ngoài tác động gây sự mất cân bằng nội tiết tố có thể kể tới như:
- Do tuổi tác. Tuổi tác càng cao sẽ càng khiến buồng trứng và tuyến thượng thận bị lão hóa hoạt động kém, sự sản sinh estrogen bị sụt giảm nghiêm trọng.
- Do chế độ ăn uống nghèo nàn phytoestrogen – estrogen thực vật (xem thêm: Những thực phẩm bổ sung estrogen hiệu quả).
- Cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Do căng thẳng, stress, áp lực kéo dài.
- Do thừa cân.
- Do sử dụng các loại thuốc thay thế nội tiết tố; thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone nhưng không được bác sĩ theo dõi, điều chỉnh phù hợp.
- Do tiếp xúc với chất độc hại, chất ô nhiễm và hóa chất gây rối loạn nội tiết như: thuốc trừ sâu; thuốc diệt cỏ…
Rối loạn nội tiết tố estrogen do bệnh lý
Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa. Hay nói cách khác, một số bệnh lý phụ khoa xuất hiện gây hiện tượng rối loạn nội tiết tố nữ estrogen như:

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Chứng mãn kinh sớm
- Bệnh suy buồng trứng nguyên phát (POI)
- Bệnh ung thư buồng trứng.
- Chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh (nồng độ cortisol thấp)
- Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol cao).
Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen gây hậu quả gì?
Tùy thuộc vào từng loại rối loạn nội tiết tố nữ estrogen là thừa estrogen hoặc thiếu estrogen khác nhau mà sẽ gây ra những tác động cụ thể đối với sắc đẹp và sức khỏe của người phụ nữ. Cụ thể:
Thiếu nội tiết tố nữ estrogen: gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều; có thể gây vô sinh; xương yếu, dễ giòn, gãy (loãng xương); trầm cảm; nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận…)
Thừa estrogen: làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tuyến vú; ung thư vú; bệnh về tuyến giáp; ung thư buồng trứng; đột quỵ; đau tim.
Xử trí thế nào khi bị rối loạn nội tiết tố nữ estrogen?
Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen thường gặp nhất ở 2 dạng là: thiếu hụt estrogen và dư thừa estrogen (sự thống trị estrogen). Với mỗi trường hợp rối loạn nội tiết tố nữ estrogen khác nhau, từng mức độ thiếu hụt hoặc dư thừa estrogen nặng – nhẹ khác nhau thì bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và sẽ có hướng xử lý, điều trị rối loạn nội tiết tố nữ estrogen phù hợp.
Điều trị thiếu hụt estrogen
Bổ sụng lượng estrogen bị thiếu hụt là cách làm hiệu quả nhất khi gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố do thiếu hụt estrogen.
Chị em có thể tham khảo nhiều cách bổ sung estrogen khác nhau như: bổ sung estrogen bằng thuốc, bổ sung estrogen bằng liệu pháp thay thế hormone; bổ sung qua các thực phẩm tự nhiên giàu estrogen…

Dùng thuốc bổ sung estrogen: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thuốc bổ sung estrogen được điều chế thành các dạng khác nhau giúp phù hợp với nhiều đối tượng người dùng như: thuốc bổ sung dạng viên uống, dạng kem bôi bổ sung estrogen, dạng viên đạn estrogen phù hợp khi đặt trực tiếp… (xem chi tiết: Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ).
Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách bổ sung nội tiết tố dưới dạng estrogen hoặc kết hợp bổ sung estrogen và progestin nhằm điều tri chứng rối loạn nội tiết tố do thiếu hụt estrogen, giúp cân bằng và ổn định nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu liên quan tới sự thiếu hụt estrogen.
Bổ sung estrogen qua đường ăn uống với các thực phẩm giàu estrogen như: hạt vừng, hạt lanh, hạt đậu nành, bông cải, bông súp lơ, bắp cải, cải xoăn… (tham khảo: Thực phẩm bổ sung estrogen).
Điều trị khi dư thừa estrogen
Tác động làm giảm estrogen trong máu là cách tốt nhất khi gặp tình trạng dư thừa estrogen. Giảm estrogen cũng là cách bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa u xơ tuyến vú, ung thư tuyến vú… và nhiều bệnh khác liên quan tới sự thống trị estrogen.
Một số cách làm giảm estrogen trong máu như:
Dùng thuốc làm giảm estrogen. Người bệnh cần thăm khám để biết tình trạng dư thừa estrogen ở mức độ nào, từ đó bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và kê đơn thuốc về các loại thuốc làm giảm estrogen phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham khảo các cách tự nhiên tác động làm giảm estrogen như:
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, củ, quả tươi.
Tập ăn các thực phẩm chay.
Hạn chế hoặc không ăn các loại thịt đỏ như: thịt cừu, thịt dê, thịt bò, thịt chó, thịt ngựa, thịt trâu…
Có kế hoạch giảm cân, giảm mỡ thừa nhằm ngăn chặn sự chuyển hóa dạng mỡ thừa sang estrogen, cũng như lấy lại vóc dáng cơ thể thon gọn cho cơ thể.
Không uống rượu, bia, hoặc các chất chứa cồn, caffein, nước ngọt có gas…
Dành thời gian luyện tập, vận động, thể dục thể thao mỗi ngày.
Phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nữ estrogen ở phụ nữ
Để phòng ngừa hiện tượng rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, chị em phụ nữ nên chủ động thiết lập cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cân bằng và duy trì ổn định nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể như:
Bổ sung dinh dưỡng cân bằng giữa lượng protein và lượng chất xơ hàng ngày. Ưu tiên bổ sung các laoij thực phẩm tự nhiên giàu estrogen (xem thêm: thực phẩm chứa nhiều estrogen nhất).
Duy trì cân nặng ổn định. Lên kế hoạch giảm cân khi bị dư thừa cân nặng.

Dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Nhưng lưu ý không nên vận động quá sức vì có thể gây phản tác dụng (đặc biệt là trường hợp rối loạn nội tiết tố do thiếu hụt estrogen).
Có thể tham khảo các môn tập có lợi về cả thể lực và trí lực như: Thiền định, tập Yoga. Ngoài ra cũng có thể tìm tập các bài nhảy Aerobic; nhảy Sexydance; tập Gym…
Uống đủ nước hàng ngày, tối thiểu 2 lit/ngày.
Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày; Hạn chế thức khuya.
Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực hoặc các yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế…
Hạn chế tối đa các đồ không có lợi như: rượu, bia, café, đồ uống có gas, thuốc lá… Các loại đồ này không những gây tổn hại đến sức khỏe mà còn khiến tình trạng rối loại nội tiết tố estrogen trầm trọng hơn.