Mặc dù đã là thời đại 4.0 nhưng vẫn có những quan niệm không đúng làm nhiều chị em phải e dè khi bị “rớt Dâu tây”. Hãy cũng chuyeneva.vn xem đó là những điều gì nhé.
Mục lục
Phụ nữ tới tháng không được đi chùa
Người Á Đông (đặc biệt là người Việt Nam) từ ngày xưa thường có quan niệm phụ nữ khi đến tháng không nên vào Đền, Chùa thắp hương vì đây là thời điểm “người phụ nữ không sạch sẽ”. Nếu cố tình vào Chùa trong những ngày này thì giống như “không tôn trọng” các vị Phật. Vậy điều này trên thực tế có đúng không?
Trong Đạo Phật thực tế không có điều lệ ngăn cấm phật tử nữ đến tháng thì không được vào Chùa, Đền thắp hương. Bởi lẽ nguyệt san là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người nữ giới. Nó cũng biểu thị quyền được làm mẹ và duy trì giống nòi. Vậy nên nói rằng phụ nữ khi đến tháng không nên vào Chùa vì “không sạch sẽ” là hoàn toàn không chính xác.

Theo cá nhân tôi trước khi vào Chùa cần chuẩn bị một điều sạch sẽ nhất là “Tâm sạch sẽ” . Nếu vào Chùa mà Tâm còn vướng bận nhiều sân hận, chấp chứa tham – sân – si, thường hay trách người, oán hận đời nhưng lại chưa biết quay vào bên trong tự nhìn lại bản thân mình thì liệu có cảm thấy an nhiên hạnh phúc?
Không được tắm gội khi đang hành kinh
Đây là một quan niệm hoàn toàn không chính xác bởi chưa có chứng minh nào về mối quan hệ giữa gội đầu và chu kỳ kinh nguyệt. Trong những ngày nguyệt san, chị em phụ nữ vẫn có thể gội đầu bình thường nhưng có một lưu ý nhỏ rằng
Nên gội đầu bằng nước ấm trong những “ngày ấy” để tránh sự thay đổi thân nhiệt đột, từ đó làm xuất hiện cơn đau bụng kinh.
Nên lựa thời điểm gội đầu vào buổi trưa – thời điểm nhiệt độ môi trường ấm hơn để cơ thể không bị lạnh và đỡ mệt mỏi.

Cũng giống gội đầu, phụ nữ có thể tắm bình thường khi đang hành kinh. Nhưng để cơ thể được ấm và tránh làm cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn, chị em hay dùng nước ấm để tắm trong những ngày đến kỳ kinh.
Máu kinh là “máu bẩn” nhất
Ngoài Châu Á, một số nước Châu Âu như Italia, Phần Lan, Romania có quan niệm “phụ nữ đến tháng khi chạm vào hoa khiến hoa nhanh héo”, “chạm vào cây non khiến cây chậm phát triển”. Một số định kiến nặng nề hơn cho rằng máu kinh nguyệt là “máu bẩn” và người phụ nữ trong thời gian hành kinh thì “không được sạch sẽ”.
Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có chứng minh nào cho thấy quan niệm trên là chính xác. Trên một số phương diện tâm lý và văn hóa vùng miền, đây còn có thể là suy nghĩ không tôn trọng, coi thường người phụ nữ.
Thực tế nhiều nghiên cứu đã chứng minh chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ và máu kinh nguyệt không phải là máu bẩn.

Theo tờ Journal of Environmental & Public Health (Mỹ) cho biết “Máu kinh nguyệt là một tập hợp gồm nhiều mô tế bào, niêm mạc tử cung bị bong tróc (trong lòng tử cung), dịch nhầy tiết ra từ âm đạo hòa lẫn với máu để tạo thành. Trong đó, phần máu (chiếm khoảng 35%) không khác gì máu bình thường, còn lại là các thành phần khác được bong tróc và đào thải ra ngoài khi trứng không thụ tinh. Máu kinh không hề chứa độc tố hay là “máu bẩn” có thể làm chậm sự phát triển cây cối, làm héo hoa cỏ… nhưng những lời đồn đoán”.
Cũng vì bị mất lượng máu nhất định hàng tháng nên sức khỏe của phụ nữ bị yếu hơn, tính cách có phần thay đổi trong khi đến những “ngày ấy”
Quan hệ khi “đèn đỏ” sẽ không có thai
Không phải “QUAN HỆ KHI “ĐÈN ĐỎ” SẼ KHÔNG CÓ THAI” mà cần đính chính lại rằng “QUAN HỆ KHI “ĐÈN ĐỎ” CÓ TỈ LỆ MANG THAI THẤP HƠN BÌNH THƯỜNG”.
Mặc dù trứng rụng và không được thụ tinh làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nhưng nếu quan hệ trong những ngày hành kinh và không dùng biện pháp bảo vệ thì người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai (tỉ lệ thấp). Bởi tinh trùng khi sang cơ thể nữ giới có khả năng sống sót từ 2 đến 5 ngày – thời gian vừa đủ thời gian để cơ thể “Reset” và chuẩn bị sẵn sàng mang thai. Tuy có khả năng thấp, nhưng không phải là không thể mang thai nên chị em cần cẩn trọng nếu quan hệ trong thời gian này.
Nếu “còn zin” thì không được sử dụng tampon
Tampon là một dạng băng vệ sinh mới dành cho phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Tampon có dạng hình trụ nhỏ và cũng được làm từ bông có khả năng thấm hút. Khác với băng vệ sinh thông thường, tampon được sử dụng bằng cách nhét vào âm hộ cho khít để không bị trôi ra.
Tampon có nhiều ưu điểm như: giúp chị em thoát khỏi cảnh “đóng bỉm” trong những ngày ấy, vẫn có thể đi bơi, chơi các môn thể thao, vận động mạnh trong ngày nguyệt san. Nhưng do cách sử dụng của tampon khiến nhiều chị em lo ngại trong quá trình dùng tampon có thể làm rách màng trinh (hymen), ảnh hưởng không tốt cho hôn nhân sau này.

Màng trinh có tên tiếng Anh hymen không phải một lớp màng căng cứng, kín mít mà là một lớp màng mỏng có thể co dãn, chịu được lực nhất định. Hymen có thể bị rách vì nhiều lý do khác nhau như vận động mạnh, té ngã, ngã xe… tuỳ cơ địa từng người. Một số phụ nữ từ khi mới sinh ra đã không có hymen. Một số khác lại vẫn còn hymen dù đã từng quan hệ ( từ khoa Forensic Medical, Đại học y dược St George, London, Anh Quốc).
Vì vậy, không dễ dàng để tampon làm rách hymen. Nhưng nếu chị em e ngại thì có thể cân nhắc lựa chọn quay về với các loại “BVS” truyền thống.