Thiếu hụt estrogen ở nữ giới là hiện tượng cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, nồng độ estrogen trong cơ thể bị ít, thiếu hụt so với phụ nữ bình thường. Các biểu hiện thiếu estrogen thường thấy như kinh nguyệt không đều, khô hạn (dẫn đến bị đau khi quan hệ), bốc hỏa, kinh nguyệt không đều, hay mệt mỏi, cáu gắt…
Mục lục
- 1. Thiếu hụt estrogen là gì?
- 2. Biểu hiện thiếu estrogen mà phụ nữ cần biết
- 3. Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen ở phụ nữ?
- 4. Thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ?
- 5. Thiếu hụt estrogen nên điều trị như nào để đạt hiệu quả tốt?
- 6. Viên uống QueenUp – Hỗ trợ điều trị thiếu hụt estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Thiếu hụt estrogen là gì?
Estrogen là một hormone sinh dục nữ chính trong cơ thể nữ giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ổn định và duy trì các bộ phận sinh dục nữ, chu kỳ kinh nguyệt, làn da, độ chắc khỏe của xương, sức khỏe sinh sản cũng như là toàn bộ hình thái, ngoại hình bề ngoài của người phụ nữ.
Tình trạng thiếu hụt estrogen thường xảy ra khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh khoảng từ 45 – 52 tuổi hoặc con gái chưa đến tuổi dậy thì.
Biểu hiện thiếu estrogen mà phụ nữ cần biết
Thiếu estrogen ở các bé gái chưa dậy thì là hiện tượng bình thường. Và nó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của các bé gái.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ trưởng thành ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì thiếu hụt estrogen lại gây ra những thay đổi rõ rệt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của các chị em. Cụ thể, các dấu hiệu thiếu estrogen thường gặp ở phụ nữ như:
Biểu hiện thiếu estrogen qua ngoại hình

- Da khô, nhăn nheo, cảm giác màu da tối sạm hơn.
- Độ đàn hồi kém. Bắt đầu xuất hiện các vết chân chim, nếp nhăn vùng mắt, da tay da chân nhăn nheo.
- Phần ngực teo nhỏ hoặc kém săn chắc, bị chảy sệ.
- Tóc rụng nhiều hơn.
- Móng tay, móng chân có cảm giác giòn, dễ gãy do xương bị yếu đi.
- Người dễ tăng cân, thường tập trung tăng vào vòng 2.
Dấu hiệu thiếu estrogen với sự bất thường về tâm sinh lý
- Người bị bốc hỏa, tự nhiên bị nóng bừng tại vùng mặt, vùng bụng hoặc khắp cơ thể rất khó chịu.
- Tâm trạng vui buồn thất thường, dễ cáu gắt, nóng giận, khó kiểm soát cảm xúc.
- Kinh nguyệt không đều, tháng có kinh, tháng không có kinh hoặc 3 , 4 tháng mới thấy kinh một lần.
- Không còn ham muốn trong chuyện chăn gối, bị lành cảm trong quan hệ.
- Khi quan hệ có cảm giác đau vì âm đạo khô hạn, cổ tử cung không tiết dịch nhầy nên không làm tăng khoái cảm cho phụ nữ.
- Bầu ngực (vú) thường có cảm giác đau nhức.
Các biểu hiện thiếu estrogen qua sự suy giảm sức khỏe

- Bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bị vã mồ hôi vào ban đêm.
- Cảm giác tim đập nhanh.
- Bị lo âu, trầm cảm (đặc biệt là trầm cảm ở phụ nữ sau sinh)
- Người mệt mỏi, có dấu hiệu bị suy nhược cơ thể.
- Đau nhức xương khớp.
- Xuất hiện các hiện tượng rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu són…
Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen ở phụ nữ?
Trên thực tế, nồng độ estrogen đã bắt đầu suy giảm từ vài năm trước khi phụ nữ bị mãn kinh (giai đoạn tiền mãn kinh). Tuy nhiên, sự thiếu hụt estrogen rõ ràng nhất là khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Bất kỳ yếu tố nào liên quan đến buồng trứng, làm tổn thương buồng trứng đều có thể gây ra tình trạng thiếu hụt estrogen. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác và quá trình lão hóa cơ thể ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen chính ở phụ nữ.
Cụ thể, các nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen ở phụ nữ thường bao gồm:
- Do tuổi tác.
- Do tình trạng suy buồng trứng, các nang trứng phát triển chậm dần hoặc không phát triển.

- Do hội chứng Turner – một rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể X (trong cặp nhiễm sắc thể XX hoặc XY).
- Do luyện tập thể thao quá nhiều hoặc làm việc quá sức.
- Cơ thể bị suy dinh dưỡng.
- Do bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Do tuyến yên hoạt động kém.
- Ảnh hưởng tử các đợt điều trị hóa trị, xạ trị.
Thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ?
Estrogen là một hormone sinh dục đảm nhiệm chức năng trên nhiều bộ phận. Bởi vậy khi phụ nữ bị thiếu hụt estrogen thì mức độ tác động lên cơ thể là khá rộng. Cụ thể, những tổn hại thường xảy ra khi phụ nữ bị thiếu hụt estrogen như:
Kinh nguyệt không đều.
Estrogen là một trong những hormone chính duy trì chu kỳ kinh nguyệt bằng việc làm dày lớp niêm mạc tử cung trước ngày nguyệt san. Vì vậy, khi lượng estrogen thấp, lớp niêm mạc tử cung không được tác động làm dày lên thì có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều…
Tác động gây vô sinh.
Estrogen thấp cũng khiến thành vòi trứng không đủ dày gây khó khăn trong việc tinh trùng di chuyển tìm gặp trứng hoặc di chuyển bào thai về tử cung.
Bên cạnh đó, mức độ estrogen thấp sẽ dẫn tới lớp niêm mạc tử cung không đạt độ dày nhất định sẽ khó khăn cho bào thai (trứng đã thụ tinh thành công) bám vào làm tổ, từ đó gây sẩy thai hoặc thậm chí vô sinh.
Xương không còn độ chắc khỏe (loãng xương).
Estrogen có nhiệm vụ tác động đến sự hình thành và phát triển của xương, quyết định độ chắc khỏe của xương thông qua mật độ khoáng. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu estrogen sẽ khiến mật độ xương bị giảm sút, xương bị yếu hơn, không còn chắc khỏe như thời thanh niên và bắt đầu xuất hiện các chứng đau xương khớp, mỏi xương khớp.
Làm xuất hiện trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm đột ngột hoặc bị dao động nồng độ estrogen trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, cảm xúc của người phụ nữ. Điều này cũng giải thích vì sao phụ nữ sau sinh thường gặp các vấn đề về tâm lý, trầm cảm sau sinh, lo lắng.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Estrogen suy giảm cũng khiến thành đường niệu đạo bị mỏng đi. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn không có lợi xâm nhập và gây nhiễm trùng được tiết niệu. Mặt khác, đường tiết niệu và âm đạo ở nữ giới khá gần nhau. Nên khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm thì nguy cơ âm đạo bị viêm, ngứa cũng rất cao.
Thiếu hụt estrogen nên điều trị như nào để đạt hiệu quả tốt?
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
HRT được thực hiện bằng cách bổ sung các nội tiết tố nữ dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin. Sự kết hợp các hormone này có thể có hiệu quả trong việc cân bằng lại nồng estrogen trong cơ thể khi gặp các dấu hiệu thiếu estrogen.
Tuy nhiên, một lo ngại được các nhà khoa học đặt ra là hormone progestin khi kết hợp sử dụng cùng estrogen có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy chị em phụ nữ cần tham khảo kỹ liệu pháp cũng như rủi ro sức khỏe với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng liệu pháp HRT.

Tác dụng:
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Làm giảm các triệu chứng: bốc hỏa, mất ngủ, cáu gắt, khô âm đạo, giảm ham muốn… ở phụ nữ trung niên.
- Nó cũng được cho là có tác dụng hỗ trợ giảm loãng xương ở phụ nữ gần 50 tuổi.
Tác dụng phụ: có thể gặp các tác dụng phụ:
- Đầy hơi
- Đau nhức vú
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chảy máu âm đạo.
Phụ nữ thiếu hụt estrogen có thể dùng HRT bằng đường uống, tại chỗ, đặt âm đạo, hoặc đặt viên nén dưới da tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn liều dùng HRT thấp nhất để làm giảm các triệu chứng.
Không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng HRT. Một số đối tượng phụ nữ không phù hợp sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) như:
- Phụ nữ đã có tiền sử đột quỵ
- Người bị đau tim hoặc cao huyết áp.
- Người bị bệnh gan.
- Người có tiền sử mắc các bệnh ung thư: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị liệu pháp thay thế hormone (HRT) chỉ nên được sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị và làm giảm các tác dụng phụ.
Liệu pháp estrogen (ET)
Liệu pháp estrogen (ET) là phương pháp điều trị dự phòng được sử dụng để điều trị cục bộ các triệu chứng mãn kinh. Đây cũng là một phương pháp trong các liệu pháp điều trị thay thế hormone (HRT).
Liệu pháp estrogen được sử dụng qua 2 đường truyền chính là truyền qua da hoặc bằng đường uống với các dạng sử dụng:

- Dạng viên uống
- Estrogen qua da
- Kem bôi estrogen
- Thuốc đạn estrogen.
Tác dụng phụ:
- làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- tăng nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch phổi
- Có thể kèm theo các triệu chứng: căng ngực, đầy hơi, buồn nôn, nhức đầu, chuột rút ở chân và chảy máu âm đạo…
Bổ sung estrogen bằng các loại thực phẩm tự nhiên
Chị em có thể bổ sung các thực phẩm giàu estrogen từ động thực vật thông qua bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường estrogen trong cơ thể như:
- Hạt vừng.
- Hạt lanh.
- Hạy đậu nành.
- Vitamin D
- Quả đào, quả mâm xôi, quả việt quất, Dâu tây
- Các loại rau: Bông cải trắng, súp lơ, mầm cải Brussel, bắp cải.
Duy trì các thói quen tốt
Một vài lối sống, thói quen tốt có khả năng giúp hạn chế sự thiếu hụt estrogen ở phụ nữ như:
Luyện tập thể thao vừa phải
Việc luyện tập thể dục quá mức, quá sức lực cơ thể chịu được cũng là một nguyên nhân gây giảm khả năng sản sinh estrogen. Vì vậy chị em cần lưu ý luyện tập thể dục thể thao vừa phải, không luyện tập quá sức chịu đựng nhằm cân bằng lại lượng estrogen.
Duy trì cân nặng
Nếu cân nặng của bạn quá thấp, nồng độ estrogen trong cơ thể có thể bị tác động giảm xuống để kéo trọng lượng cơ thể lên. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng ổn định để không làm giảm lượng estrogen trong cơ thể cũng như có một sức khỏe tốt.
Viên uống QueenUp – Hỗ trợ điều trị thiếu hụt estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Estrogen là một loại hormone do buồng trứng tiết ra, nó được ví như dòng nhựa sống giúp phụ nữ duy trì được vóc dáng và làn da mịn màng, duy trì ham muốn tình dục… Sau tuổi 35, trung bình mỗi năm phụ nữ mất đi 1% nội tiết tố Estrogen, mức độ suy giảm tăng mạnh hơn sau sau mỗi kì sinh đẻ. Vì vậy, tăng cường estrogen có thể xem là liều thuốc điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, giảm đau bụng kinh, làm giảm bốc hỏa, cáu gắt, giúp da sáng, tóc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh như viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ ung thư vú…
QueenUp được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học) chính là giải pháp bổ sung Estrogen tự nhiên đẩy lùi lãnh cảm ở phụ nữ sau sinh, giữ lại nét thanh xuân quyến rũ nhờ 2 cơ chế tác động kép:
- Thành phần độc quyền Shatavadin (chiết xuất giàu phytoestrogen từ rễ cây Thiên môn chùm) giúp bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng sản sinh Estrogen nội sinh.
- Bổ sung phytoestrogen từ thực vật cho các cơ quan cần estrogen để hoạt động, từ đó giúp giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao QueenUp tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán QueenUp chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY