Thừa estrogen gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sinh lý của phụ nữ và cũng là tiền đề làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nguy hiểm như: bệnh về tuyến giáp, bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, đau tim, đột quỵ … Vậy thừa estrogen là do đâu? Cách điều trị thừa estrogen thế nào để đạt hiệu quả và an toàn?
Mục lục
Estrogen là gì?
Estrogen là một hormone sinh dục có ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, nồng độ estrogen ở nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới. Bởi vậy có thể nói, estrogen là một hormone sinh dục nữ chính đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển cũng như duy trì các đặc điểm trên cơ thể nữ giới. Cụ thể:

Estrogen là hormone sinh dục nữ hình thành các nét khác biệt trên cơ thể nữ giới thông qua sự kích thích phát triển mạnh ở vùng ngực, mông và bắp đùi; giúp làn da mịn màng, căng bóng, giọng nói trong, thanh nhẹ; khung xương nhỏ, mảnh hơn… Estrogen phát triển và hoàn thiện hệ thống sinh sản ở nữ giới, duy trì sự hoạt động ổn định của các bộ phận trong hệ thống sinh sản như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung; góp phần hình thành chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở nữ giới.
Ở nữ giới, estrogen được sinh ra chủ yếu từ buồng trứng và tuyến thượng thận.
Ở nam giới, tinh hoàn là nơi sản sinh ra estrogen (một lượng nhỏ). Ngoài ra, tinh hoàn cũng là nơi sản sinh ra hormone testosterone – một hormone sinh dục nam chính ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hình thái bên ngoài – các nét khác biệt trên cơ thể nam giới; hoàn thiện phát triển cơ thể bên trong; phát triển và duy trì ổn định sức khỏe sinh sản của nam giới.
☛Tìm hiểu chi tiết: Estrogen và tác dụng của estrogen
Thừa estrogen là gì?
Estrogen bao nhiêu là bình thường?
Estrogen được phân chia thành 4 loại: Estrone (E1); Es-tra-di-ol (E2); Estriol (E3); Estetrol (E4), trong đó Es-tra-di-ol là loại estrogen có nồng độ cao nhất và quan trọng nhất. Vậy nên, khi xét nghiệm chỉ số nội tiết tố estrogen trong cơ thể phụ nữ thường sẽ xét nghiệm chỉ số của Es-tra-di-ol (E2).
Theo số liệu từ Phòng thí nghiệm Y tế của bệnh viện Mayo Clinic (Rochester, Mỹ), chỉ số Es-tra-di-ol ở một người phụ nữ bình thường là:
- Trẻ em tuổi dậy thì: khoảng 350 pmol/l
- Ở phụ nữ trưởng thành: tùy thời điểm của chu kì kinh nguyệt mà có thể thay đổi từ khoảng 46 – 1828 pmol/l
- Ở phụ nữ mãn kinh: từ khoảng 18.4 – 201 pmol/l.
Cũng theo số liệu từ Phòng thí nghiệm Y tế của bệnh viện Mayo Clinic (Rochester, Mỹ), chỉ số Es-tra-di-ol ở một nam giới bình thường khoảng từ 28 – 156 pmol/l.
☛Xem chi tiết: Định lượng Estrogen bao nhiêu là bình thường?
Thừa estrogen là gì?
Dù xảy ra ở đối tượng nào thì tình trạng dư thừa estrogen cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể nếu không có các biện pháp làm giảm estrogen trong cơ thể kịp thời.
Các biểu hiện dư thừa estrogen
Biểu hiện dư thừa estrogen ở phụ nữ
Một số biểu hiện thừa estrogen thường gặp ở phụ nữ:
- Tăng cân nhanh chóng, đặt biệt là tăng cân tại vùng eo và hông.
- Kinh nguyệt không đều, ra nhiều kinh nguyệt.
- Khó ngủ, dễ mất ngủ.
- Tâm trạng dễ thay đổi, không điều khiển được cảm xúc.
- Có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng bất an.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Sưng đau ở vùng ngực, cảm giác có khối u trong vú.
- Đầy hơi.
- Suy giảm trí nhớ.
- Rụng tóc.

Biểu hiện dư thừa estrogen ở nam giới
Một số biểu hiện thừa estrogen thường gặp ở nam giới:
- Rối loạn cương dương
- Kích thước vú to hơn bình thường (nữ hóa tuyến vú).
- Bầu ngực không săn chắc.
Dư thừa estrogen do đâu?
Dư thừa Estrogen có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như:
Do sự mất cân bằng giữa các hormone sinh dục. Cụ thể là cơ thể có xu hướng giảm sản xuất các hormone sinh dục khác như Progesterone hoặc Testosterone đồng thời tăng cường sản xuất Estrogen.
Do yếu tố di truyền.
Dư thừa estrogen do tác dụng của thuốc. Những người dùng liệu pháp thay thế estrogen – nhằm làm giảm các triệu chứng mãn kinh; hoặc sử dụng các loại thuốc uống nội tiết tố quá đà cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa estrogen. Một số loại thuốc khiến nồng độ Estrogen tăng trong cơ thể như:
- Thuốc tránh thai nội tiết tố
- Một số loại thuốc kháng sinh.
- Một số loại thảo dược tự nhiên có khả năng tăng cường estrogen.
- Một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, ổn định cảm xúc như thuốc Phenothiazines.
- …
Do cơ thể đang bị mắc các bệnh khác như: Béo phì, bệnh gan, u buồng trứng.
Thừa estrogen gây những biến chứng gì?
Dư thừa estrogen không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh mà nó còn có thể là tiền đề làm phát sinh các bệnh lý như:

- Làm xuất hiện cục máu đông.
- Bệnh về tuyến giáp.
- Bệnh u vú lành tính.
- Bệnh ung thư vú.
- Ung thư buồng trứng,
- Đột quỵ.
- Đau tim.
- Trầm cảm (thường gặp ở nam giới).
Chẩn đoán dư thừa Estrogen bằng cách nào?
Nồng độ Estrogen có thể ở mức bình thường hoặc cao – thấp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính của từng người khác nhau. Bởi vậy ngoài các biểu hiện bên ngoài của cơ thể, muốn biết chính xác cơ thể hiện tại có bị dư thừa estrogen hay không thì người bệnh cần tiến hành xét nghiệm đo chỉ số Es-tra-di-ol (E2) trong máu xem có nằm trong khoảng bình thường hay không?
Nếu các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố đều vượt ngưỡng bình thường thì chứng tỏ người bệnh đang gặp phải tình trạng dư thừa Estrogen.
Điều trị thừa Estrogen bằng cách nào?
Tùy từng trường hợp bệnh nhân, tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà cách điều trị dư thừa Estrogen sẽ khác nhau. Cụ thể:
Thực hiện chế độ giảm cân đối với người thừa cân, béo phì.
Đối với bệnh nhân bị dư thừa estrogen gây ung thư buồng trứng, ung thư vú, có thể đề xuất phẫu thuật cắt bỏ buồng. Trường hợp bệnh nhân thừa estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư vú, ung thư buồng trứng thì bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ 1 bên hoặc 2 buồng trứng tùy thuộc từng mức độ người bệnh.
Dùng thuốc làm giảm estrogen. Các loại thuốc làm giảm estrogen cần có đơn thuốc và chỉ định sử dụng từ bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị làm giảm estrogen, luôn cần sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả giảm estrogen hiệu quả và an toàn.
Có thể lựa chọn ăn một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ làm giảm estrogen trong cơ thể như: Nấm, nho đỏ, các loại hạt ngũ cốc… Nên chọn lựa các độ ăn nhiều chất xơ, đồ ăn ít dầu mỡ và chất béo. Đây là một cách làm giảm nội tiết tố estrogen tự nhiên đồng thời nâng cao sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
Trường hợp phụ nữ mãn kinh áp dụng các liệu pháp thay thế hormone (HRT) gây dư thừa estrogen thì hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để được thay đổi kế hoạch điều trị phù hợp.
Luyện tập thể thao, vận động hàng ngày. Việc vận động thường xuyên cũng là một cách giúp nâng cao sức khỏe, làm giảm bớt lượng mỡ dư thừa giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.