Thiếu hụt nội tiết là nguyên nhân dẫn tới các rối loạn sau mãn kinh. Do đó các liệu pháp điều trị đều nhằm thay thế lượng hóc môn bị thiếu hụt.
1. Liệu pháp hóc môn thay thế (Hormone replacement therapy – HRT)
Liệu pháp hormone thay thế là việc sử dụng estrogen riêng lẻ hoặc kết hợp với progesterone để bù lại lượng thiếu hụt estrogen nội sinh.
Liệu pháp này được chỉ định cho điều trị các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt estrogen, dự phòng và điều trị chứng loãng xương, hội chứng Alhzeimer của phụ nữ mãn kinh.
Khi sử dụng liệu pháp thay thế hóc môn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nên bắt đầu sử dụng liệu pháp ngay khi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần được bác sỹ đánh giá đầy đủ về việc có nên sử dụng hay không khi cân nhắc những yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ đó. Bác sỹ sẽ kiểm tra huyết áp, các chỉ số sinh hóa máu, chức năng gan, tế bào âm đạo cổ tử cung, siêu âm hoặc chụp vú để chắc chắn các cơ quan này đang bình thường trước khi cho bệnh nhân sử dụng.
- Dùng estrogen liên tục, liều thấp với thời gian ngắn nhằm cải thiện cuộc sống (không dùng với mục đích trẻ hóa hoặc cải thiện tình dục).
- Liều dùng càng thấp, càng có lợi hơn và trong quá trình dùng được kiểm tra nội mạc tử cung thường xuyên bằng kỹ thuật siêu âm.
- Liệu pháp nội tiết cần phải được cân nhắc cho từng cá nhân tùy theo triệu chứng và nhu cầu phòng ngừa các hậụ quả lâu dài của mãn kinh, tiền sử cá nhân và gia đình, cũng như những mong đợi của người phụ nữ.
- Ở những phụ nữ còn tử cung, luôn luôn kèm progestogen với estrogen để phòng ngừa nguy cơ tăng sinh nội mạc tử cung và ung thư nội mạc tử cung.
Liệu pháp hormon có thể được đưa vào cơ thể dưới một số hình thức như sau:
Thuốc uống (dạng viên nén, viên nang)
Liệu pháp hormone bằng thuốc uống có tác dụng trực tiếp đến trên toàn bộ cơ thể của chị em. Từ đó giúp chị em hỗ trợ điều trị làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, các vấn đề về mật độ xương và các triệu chứng ấm đạo đường tiết niệu.
Nhược điểm: Vì phương pháp này được sử dụng tác động lên toàn bộ cơ thể, do đó người dùng sẽ có thể gặp nhiều tác dụng phụ không như mong muốn.
Dạng miếng dán, gel và kem bôi dưỡng da
Ưu điểm của hình thức này nhanh gọn và sử dụng dễ dàng. Đồng thời sử dụng liệu pháp hormone dưới dạng miếng gel và kem bôi được hấp thụ trực tiếp trên da không phải qua gan nên sẽ giảm một số tác dụng phụ như thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch so với sử dụng liệu pháp thông qua hình thức thuốc uống.
Sản phẩm đặt trực tiếp âm đạo (vòng đặt, thuốc đặt hoặc dạng kem)
Tác dụng dùng để đặt tại chỗ vùng âm đạo điều trị các vấn đề liên quan đến âm đạo hoặc viêm đường tiết niệu.
Ưu điểm: không bị xâm lấn đến các vùng khác trên cơ thể của chị em nên giảm một số phản ứng phụ so với liệu pháp hormon uống ở dưới dạng viên nén hoặc viên nang.
Tác dụng phụ của liệu pháp điều trị nội tiết
Tăng cân
Đối với một số chị em, sau khi sử dụng liệu pháp hocmon thay thế có dấu hiệu tăng cân rõ rệt. Nguyên nhân của hiện tượng tăng cân này là do tác dụng không mong muốn hydrate hóa các mô, nên xảy ra tình trạng tăng từ 1 – 2kg ở một số chị em. Đồng thời, ở một số chị em khác hiện tượng tăng cân này là do trong quá trình sử dụng liệu pháp nội tiết cơ thể có sự thay đổi cảm giác thèm ăn rõ ràng kết hợp với chế độ ăn uống nên dẫn đến hiện tượng trên.
Đau đầu, đau vú
Một số chị em sau khi dùng liệu pháp kích thích hocmon trực tiếp thì xuất hiện một số biểu hiện như đau đầu và đau tức ngực. Lý giải hiện tượng này do chị em dùng quá liều estrogen nên mới gây đau đầu hoặc đau vú khi sờ trên toàn bộ vú hoặc chỉ ở núm vú.
Nguy cơ huyết khối
Đối với những chị em có tiền sử huyết khối hoặc tắc mạch thì cần tránh không nên dùng liệu pháp hocmon thay thế trên, do có một số bằng chứng tễ học cho thấy liệu pháp này làm gia tăng nguy cơ huyết khối từ 2 – 3 lần so với những chị em bình thường.
Nội mạc tử cung
Việc sử dụng kết hợp giữa estrogen – progestogen có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến sự kích thích nội mạc tử cung và ung thư xảy ra ở đa số các chị em. Ngoài ra, dùng thuốc trong chu kỳ lâu dài sẽ không góp phần bảo vệ nội mạc tử cung và gây ra sự chảy máu.
Những ai không nên sử dụng liệu pháp thay thế hóc môn
- Người đang chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
- Người bị ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung.
- Người đã từng hoặc đang có viêm tắc tĩnh mạch. Hoặc đang gặp phải các bệnh lý về gan, thận, hoặc chỉ số triglyceride trong máu cao trên 750 mg/dl.
Một số khuyến cáo khi sử dụng liệu pháp hóc môn
– Liệu pháp estrogen chống chỉ định cho phụ nữ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch.
– Liệu pháp estrogen dán qua da nên được chọn lựa đầu tiên cho phụ nữ mãn kinh béo phì có các triệu chứng rối loạn mãn kinh.
– Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch gia tăng theo tuổi và sự có mặt của các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm rối loạn huyết khối bẩm sinh.
– Cần phải đánh giá cẩn thận tiền sử cá nhân và tiền sử gia đình về huyết khối tĩnh mạch là điều cần thiết trước khi kê toa liệu pháp nội tiết.
– Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch gia tăng khi uống liệu pháp nội tiết mãn kinh nhưng nguy cơ này sẽ tuyệt đối an toàn đối với phụ nữ dưới 60 tuổi (cửa sổ thời gian điều trị).
– Nhiều nghiên cứu quan sát nhận thấy rằng nguy cơ thấp hơn với liệu pháp dán qua da liều thấp kết hợp với progesterone.
– Tỷ lệ mắc bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ít gặp ở phụ nữ Châu Á.
– Sàng lọc huyết khối tĩnh mạch không được chỉ định trước khi dùng liệu pháp nội tiết mãn kinh.
– Lựa chọn sàng lọc có thể được chỉ định ở những người có tiền sử cá nhân và gia đình.
Bởi lẽ có thể việc sử dụng hóc môn thay thế cho những trường hợp trên có thể làm cho tình trạng diễn biến nặng thêm. Phụ nữ chỉ nên dùng khi được sự kê đơn và hướng dẫn điều trị bởi thầy thuốc, tuyệt đối không được tự ý sử dụng những thuốc bổ sung nội tiết trên.
Chính vì nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh lý như ung thư nội mạc tử cung, u vú, ung thư vú mà chỉ có 15% phụ nữ mãn kinh sử dụng liệu pháp thay thế hóc môn để điều trị, và sau 1 năm sử dụng thì có ít hơn 50% số bệnh nhân này tiếp tục điều trị do gặp phải các tác động bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc.
2. Một số dược liệu thường dùng giúp cải thiện hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh
- Thiên môn chùm:
Thiên môn chùm có tên tiếng Anh là Satavar, shatavari hoặc shatamull, có tên khoa học là Asparagus racemosus. Loài cây này được trồng phổ biến ở Nepal, Java, Ấn Độ và Hymalaya. Theo y học Ấn Độ, thì tên Shatavari có nghĩa là cô gái có khả năng có trăm chồng, do bắt nguồn từ tác dụng trẻ hóa đối với cơ quan sinh sản nữ không chỉ đối với phụ nữ trẻ, ngay cả đối với phụ nữ ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, giúp họ chuyển đổi dễ dàng qua các giai đoạn lão hóa tự nhiên của cuộc sống, bao gồm cả thời kỳ mãn kinh. Thiên môn chùm làm giảm đáng kể các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như giảm trầm cảm (giảm 90%), mất ngủ (83,33%), khó chịu (50%), tăng cân (50%), đổ mồ hôi (37,88%) và bốc hỏa (37, 03%). Cây này còn được sử dụng để tăng bài tiết sữa sau sinh, điều trị chứng chảy máu tử cung, âm đạo.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của TS Lê Mạnh Hùng Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam cho thấy chế phẩm Shatavadin chiết tách từ Thiên môn chùm có hoạt tính phytoestrogen, làm tăng sinh tế bào MCF-7 lên 24,6% (tế bào tuyến vú người, tế bào này cần estrogen để sinh trưởng phát triển), do đó khẳng định hoạt tính thay thế estrogen cho các tế bào cần estrogen để hoạt động và có thể sử dụng để tạo các chế phẩm tăng cường sinh lý nữ, giúp làm chậm tiến trình mãn kinh của phụ nữ và giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng hơn.
- Đương quy
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc thì Đương quy là vị thuốc đầu bảng được khẳng định có hoạt tính estrogen (có nghĩa là dùng để thay thế estrogen trong trường hợp phụ nữ thiếu estrogen). Vị thuốc này đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định giúp giảm tới 90-96% các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đương quy làm tăng cho tế bào MCF-7 (tế bào ung thư tuyến vú người, một loại tế bào cần estrogen để phát triển) tăng sinh gấp 16 lần so với nhóm chứng và vượt trội hơn 17β-estradiol nồng độ 10-9M.
- Dâu tằm
Nghiên cứu gần đây đã cho thấy các flavonoid trong lá dâu tằm thể hiện hoạt tính phytoestrogen. Trong đó chất Astragalin được coi là hoạt chất chính, có cấu trúc tương tự như estrogen, khi vào cơ thể gắn vào các vị trí gắn thay cho estrogen để thể hiện tác dụng. Dâu tằm còn được biết đến với tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của các nang trứng (quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn ở phụ nữ gần độ tuổi mãn kinh), làm cho tế bào nang trứng kéo dài thời gian sản sinh nội tiết cho cơ thể. Trên lâm sàng lá dâu giúp giảm các triệu chứng như bốc hỏa, vã mồ hôi đêm, cải thiện tình trạng tình trạng tăng cân, rối loạn phân bố mỡ ở phụ nữ mãn kinh
- Đậu nành
Đậu nành là một trong những dược liệu đầu tiên được biết đến với tác dụng bổ sung các phytoestrogen có nguồn gốc từ thực vật nhằm thay thế cho estrogen trong trường hợp thiếu hụt estrogen ở phụ tiền mãn kinh và mãn kinh. Hàm lượng phytoestrogen – isoflavon trong đậu nành được coi là lớn nhất trong các thảo dược tự nhiên lên tới 3 mg/g dược liệu genistein, Daidzein, glycitein là các isoflavon chính thể hiện hoạt tính phytoestrogen trong đậu nành, trong đó hoạt tính tương tự estrogen của genistein lớn hơn cả.
Sử dụng chiết xuất chứa isoflavon từ Đậu nành giúp giảm các triệu chứng cho phụ mãn kinh như: tình trạng bốc hỏa, vã mồ hôi đêm, khô rát âm đạo…
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng isoflavon từ đậu nành trong thời gian dài với liều lượng cao có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như tăng nguy cơ mắc bệnh Kawasaki (bệnh viêm các mạch máu nhỏ và vừa trong cơ thể), làm tăng trưởng các tế bào ung thư vú (do thành phần genistein gây ra) hoặc gây ra sự phát triển mô bất thường trong tử cung. Nghiên cứu trên động vật cho thấy Genistein trong isoflavon đậu nành có thể gây ra những tác động bất lợi trên các cơ quản sinh sản đang phát triển ở các bé gái. Vì những lý do trên nên khuyến cáo không nên sử dụng isoflavon với liều cao, kéo dài, nên sử dụng trong thời gian dưới 6 tháng và với mức liều trong khoảng từ 40-120 mg isoflavon/ngày.
- Tinh dầu anh thảo (Evening primrose oil)
Tinh dầu Anh thảo cũng là một trong các thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Thành phần chính trong tinh dầu Anh thảo là acid béo không no – Acid gamma linolenic hay còn gọi là Omega-6. Đây là một acid béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được phải bổ sung từ bên ngoài.
Tinh dầu hoa Anh thảo được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho phụ nữ trong đó nổi bật với tác dụng giảm các triệu chứng kinh nguyệt và tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh do làm giảm tình trạng mất calci khỏi xương, giúp tăng tỷ trọng xương.
- Thiên ma (Black cohosh)
Thiên ma (tên khoa học là Cimicifuga racemose, tên thường gọi là black cohosh) là dược liệu có nguồn gốc Nam Mỹ, được sử dụng rất lâu đời với tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh, đặc biệt là chứng bốc hỏa và rối loạn vận mạch ở phụ nữ mãn kinh. Các hoạt chất chính trong Thiên ma có khả năng liên kết với các chất gắn của estrogen trên bề mặt tế bào, từ đó thay thế hoạt tính của estrogen tại tế bào và phát huy tác dụng. Tuy nhiên vị dược liệu này có thể gây ra 1 vài tác dụng phụ như gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng mà nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
3. Cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh các chị em cần phải được chăm sóc chu đáo và duy trì tâm lý ổn định để có thể dễ dàng vượt qua thời kỳ này một cách dễ dàng. Một số lưu ý dưới đây dành cho chị em khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh:
Ăn uống lành mạnh: Lời khuyên dành cho tất cả chị em trong thời kỳ mãn kinh xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột và nhiều trái cây, rau quả và ít chất béo bão hòa để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và loãng xương. Ngăn ngừa các triệu chứng mãn kinh xảy ra trong giai đoạn này do ảnh hưởng từ sự suy giảm mức độ estrogen thiếu hụt.
Hoạt động thể chất: Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên trước và sau khi thời kỳ mãn kinh sẽ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng mãn kinh như các vấn đề liên quan đến tâm lý (lo lắng và trầm cảm), tăng cân, rối loạn giấc ngủ và bốc hỏa. Ngoài ra hoạt động thể chất cũng sẽ có lợi cho sức khỏe xương khớp và các vấn đề liên quan đến tim mạch trong thời kỳ này.
Một số bài tập thể dục tốt cho hoạt động thể chất mà chị em có thể tham khảo như: đị bộ, tennis, chạy, nhảy và leo cầu thang…
Bổ sung thực phẩm QueenUp: Song song với những hoạt động trên, phái nữ nên kết hợp dùng sản phẩm QueenUp để giúp hỗ trợ tăng cường nội tiết nữ và chống lão hóa trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.
QueenUp là một trong những sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học) chính là giải pháp bổ sung Estrogen tự nhiên đẩy lùi lãnh cảm ở phụ nữ sau sinh, giữ lại nét thanh xuân cho người phụ nữ Việt. Với công thức độc quyền bao gồm các dược liệu Dâu tằm, Đương quy, chiết xuất Shatavadin từ cây Thiên môn chùm, Ích mẫu, Hương phụ và Đông trùng hạ thảo kết hợp cùng Vitamin E, Collagen giúp:
- Tăng cường nội tiết tố nữ, giúp cân bằng hormon sinh sản, cải thiện các biểu hiện do suy giảm nội tiết tố nữ như chóng mặt, mất ngủ, bốc hỏa.
- Giúp làm chậm lão hóa da, hạn chế sạm da, làm đẹp da.
- Giúp giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Để sử dụng sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất, Viện Hàn lâm khuyến cáo nên sử dụng QueenUp với liều 4 viên 1 ngày trong khoảng từ 1 – 2 liệu trình và kết hợp với sinh hoạt điều độ, tăng cường thể dục thể thao, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức trong thời gian dài.
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và thông tin sản phẩm QueenUp, Qúy khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 18001276 hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được các Dược sĩ chuyên môn sẵn sàng hỗ trợ.