Câu hỏi:
Cho em hỏi tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh là mắc bệnh gì ạ? Em thỉnh thoảng bị kiểu đã đến ngày (hoặc quá ngày) nhưng không có kinh và kèm theo đau bụng mà không rõ lý do khiến em rất lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp em trường hợp của em bị gì và có nguy hiểm không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.
(Nguyễn Thu Thủy, 22 tuổi, Đồng Nai)
Trả lời:
Chào bạn Thu Thủy,
Lời đầu thư, chuyeneva.vn xin cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục giải đáp. Với thắc mắc “tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh là mắc bệnh gì và có nguy hiểm không?” của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Vai trò của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt (nguyệt san) là một quá trình phát triển sinh lý tự nhiên xảy ra ở cơ thể nữ giới khi bắt đầu dậy thì (khoảng 12 – 13 tuổi). Nó biểu hiện rõ nhất ở việc xuất hiện máu chảy tại vùng âm hộ. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra 1 lần/tháng và nó kéo dài khoảng 7 ngày thì kết thúc.
Đối với mọi chị em phụ nữ,nguyệt san giống như cán cân phản ánh rõ sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh sản của chị em.
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đều hàng tháng (có thể kèm theo những cơn đau bụng lâm râm, âm ỉ) và không có các triệu chứng bất thường cho thấy người phụ nữ có một sức khỏe sinh sản ổn định.
Và ngược lại, những bất thường trong chu kỳ kinh (hay thường gọi là rối loạn kinh nguyệt), mất kinh là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ đang bị “ốm”.
Tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh là mắc bệnh gì?
Không phải tất cả các trường hợp tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh đều mắc bệnh. Phụ nữ tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh có thể do mắc bệnh hoặc do nhiều yếu tố khác gây ra. Cụ thể:
Tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh do mới mang thai
Nguyên nhân bị đau bụng khi mới mang thai là do: trong những tuần đầu thai kỳ, trứng đã được thụ tinh di chuyển về tử cung làm tổ cho thai phát triển, từ đó gây ra những cơn đau bụng lâm râm ở vùng bụng dưới giống như đau bụng kinh. Điều này khiến nhiều chị em không biết và nhầm tưởng bị đau bụng kinh mà không ra máu kinh.
Ngoài dấu hiệu đau bụng dưới, phụ nữ khi mới mang thai cũng có những triệu chứng tương đồng như sắp đến tháng: hơi đau âm ỉ vùng bụng dưới, bụng to hơn, ngực đầy tròn hơn và có cảm giác hơi đau tức, người hơi mệt… khiến chị em bị nhầm lẫn. Nhưng trên thực tế đây là dấu hiệu khi mới mang thai ở phụ nữ.

Để phân biệt cơn đau bụng có thai và cơn đau bụng kinh hàng tháng, chị em cũng có thể dựa vào dấu hiệu máu báo thai. Khác với máu kinh, máu báo thai xuất hiện sau khi bị đau bụng với lượng rất ít với màu hồng nhạt (hoặc màu nâu đậm), không chứa nhiều dịch, không vón cục và không có mùi.
Tìm đọc chi tiết: Cách phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh
Bị đau bụng kinh nhưng không có kinh do mắc bệnh gì?
Ổ bụng được chia làm 2 phần:
- Phần bụng trên rốn (thượng vị): chứa các bộ phận như: đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, tiểu khung…
- Phần bụng dưới rốn (hạ vị): bao gồm các bộ phận sinh sản ở nữ giới như: tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.
Vị trí đau bụng kinh thường là đau ở vùng bụng dưới hoặc có thể đau lan ra sau lưng, đau xuống bắp đùi. Nhưng nếu bạn bị đau âm ỉ vùng bụng dưới mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với một số bệnh lý thực thể như:
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Do viêm vùng chậu (PID) là căn bệnh phụ khoa xuất hiện do bị viêm, nhiễm trùng ở một trong các vị trí: tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, từ đó gây cơn đau bụng dưới nhưng không ra máu kinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm vùng chậu có thể gây một số biến chứng như mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, vô sinh.
U nang buồng trứng
Đây là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường ở trên bền mặt hoặc bên trong buồng trứng. Nó có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp (chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa) nhưng chúng ít gây nguy hiểm, việc điều trị đơn giản nhất trong các bệnh phụ khoa.
U xơ tử cung

U xơ tử cung là một khối u lành tính xuất hiện trong cơ tử cung. Đây không phải khối ung thư. Nó lớn dần và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau bụng kinh dữ dội trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, bệnh có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thụ thai, có thể gây vô sinh nếu không được điều trị.
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Thông thường, các mô phát triển trong lòng tử cung. Nhưng ở người bệnh lạc nội mạc tử cung, các mô này có hướng phát triển “lạc trôi” ra bên ngoài tử cung (thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…). Lạc nội mạc tử cung có thể gây cảm giác đau bụng dưới trước chu kỳ kinh nhiều ngày. Trong khi hành kinh, cơn đau xuất hiện nhiều ở vùng chậu. Bệnh có tỉ lệ vô sinh gần 50%.
Viêm bàng quang kẽ
Đây là các cơn đau bụng dưới do bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang kẽ, người bệnh dễ bị rối loạn tiểu tiện với các chứng: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường bị đau bụng và đau một bên của lưng dưới. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn (đặc biết là E.coli) xâm nhập và gây bệnh. Tương tự như viêm bàng quang kẽ, bệnh có thể gây ra những rối loạn tiểu tiện khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.
Sỏi thận
Sỏi thận là sự tích tụ gồm muối và khoáng chất bị lắng đọng lại từ nước tiểu. Theo thời gian, chúng có thể phát triển từ một hạt cát thành một viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang, nó gây ra những cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Màu nước tiểu sẽ dần chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.
Bị đau bụng kinh mà không ra máu do các yếu tố khác
Do hiện tượng tiền mãn kinh
Ở độ tuổi từ 45 – 50, phụ nữ phải đối mặt với hiện tượng tiền mãn kinh và mãn kinh – thời điểm buồng trứng hoạt động yếu hơn, nội tiết tố suy giảm, chu kì kinh nguyệt bị rối loạn. Đây là nguyên nhân chính ở phụ nữ trung tuổi bị đau bụng kinh khi đến tháng nhưng không thấy máu kinh.

Tắc kinh ứ huyết
Tắc kinh, ứ huyết là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi bị tắc kinh, chị em vẫn bị đau bụng kinh nhưng máu kinh không thoát ra được (hoặc có ra máu nhưng lượng máu kinh ít, đau bụng nhiều). Tắc kinh kéo dài có thể gây mất kinh (vô kinh). Có nhiều nguyên nhân tắc kinh như do hormone cơ thể thay đổi, do stress, căng thẳng, ảnh hưởng tâm lý, do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp…
Cơ thể bị rối loạn nội tiết tố nữ
Progesterone và estrogen là 2 loại hormone chính được cơ thể tiết ra với mục đích duy trì và chi phối hoạt động của buồng trứng, quá trình rụng trứng => từ đó làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt . Khi 2 loại hormone này bị mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt về vòng kinh như tắc kinh, bế kinh, cường kinh, rong kinh…
Tìm hiểu thêm:
Với trường hợp của bạn Thủy, bạn cho biết có nhiều thời điểm đã đến ngày (hoặc quá ngày) nhưng không có kinh và kèm theo đau bụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó không còn biểu hiện hay các dấu hiệu đi kèm nào cho nên chúng tôi không có đủ cơ sở để kết luận tình trạng của bạn hiện tại. Để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và điều trị sớm các bệnh lý (nếu có), bạn hãy thu xếp thời gian đến các thăm khám tại các cơ sở sản phụ khoa uy tín để có lời tư vấn chính xác nhất.
Với câu hỏi “tới tháng bị đau bụng nhưng không có kinh là mắc bệnh gì và có nguy hiểm không?” của bạn Thủy, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bạn được những thông tin hữu ích.
Chúc bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
bác sĩ cho em hỏi là mình bị chậm kinh một tuần mà bị đau bụng mà không có kinh là bị gì ạ
Video nổi bật
VTV3 – Mỗi ngày một niềm vui: Cải thiện khô hạn, giảm ham muốn ở phụ nữ sau 35
[VTV1 – Hành trình hi vọng]: Bí kíp dứt bốc hoả, cải thiện khô hạn, gìn giữ hạnh phúc gia đình của cô Đỗ Thị Hoà (Thanh Hoá)
VTC14 – Bí kíp cải thiện sinh lý, giảm khô hạn nhờ thảo dược quý của chị Nguyệt (Thanh Xuân, HN)