Thời kỳ mãn kinh là thời điểm khi kinh nguyệt của người phụ nữ chấm dứt và không còn có khả năng mang thai được nữa. Đồng thời, những năm xung quanh thời kỳ mãn kinh luôn xảy ra các triệu chứng gây khó chịu, mất ngủ, một số có thể dẫn tới trầm cảm. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về thời kỳ mãn kinh bạn có thể quan tâm.
Mục lục
- 1. Các triệu chứng của mãn kinh là gì?
- 2. Tại sao các triệu chứng mãn kinh xảy ra
- 3. Khi nào hiện tượng mãn kinh sẽ xảy ra?
- 4. Cắt tử cung có gây ra mãn kinh không?
- 5. Làm thế nào để ngăn chặn được chứng bốc hỏa mãn kinh
- 6. Mãn kinh có gây mất xương không?
- 7. Mãn kinh có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- 8. Tình dục của phụ nữ sau mãn kinh
- 9. Hiện tượng khô âm đạo mãn kinh
- 10. Làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ kỳ mãn kinh
- 11. Tác dụng điều trị liệu pháp hormone(HT) kỳ mãn kinh
- 12. Thay đổi tâm trạng thời kỳ mãn kinh
- 13. Hiện tượng mất tập trung xảy ra ở kỳ mãn kinh
- 14. Tôi sẽ tăng cân khi tôi trải qua thời kỳ mãn kinh?
- 15. Làm thế nào để chẩn đoán được mãn kinh
1. Các triệu chứng của mãn kinh là gì?
Bước vào thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi các hormone sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người phụ nữ. Những thay đổi này có thể dẫn đến:
Nhóm | Triệu chứng |
Rối loạn vận mạch | Bốc hỏa |
Hồi hộp | |
Chóng mặt | |
Rối loạn giấc ngủ | |
Vã mồ hôi đêm | |
Rối loạn về tâm sinh lý | Cảm giác mệt mỏi, bực bội vô cớ |
Hay buồn chán | |
Hay quên | |
Hay lạnh bàn tay, bàn chân | |
Dễ cáu gắt | |
Khó tập trung | |
Nhức đầu | |
Ngủ kém về đêm | |
Rối loạn ở hệ cơ xương khớp | Đau lưng |
Đau khớp | |
Đau nhức tay chân | |
Rối loạn tiết niệu | Tiểu nhiều lần |
Tiểu gấp | |
Tiểu đau | |
Tiểu đêm> 1 lần | |
Són tiểu gắng sức | |
Són tiểu thường xuyên | |
Tiểu khó | |
Thay đổi ở bộ phận sinh dục | Cảm giác bỏng rát âm đạo |
Âm đạo khô | |
Âm đạo mỏng | |
Âm đạo mất nếp nhăn | |
Âm đạo có xung huyết dạng mảng hay chấm | |
Âm đạo có rỉ máu | |
Giao hợp đau |
>> Tham khảo: 11 cách kiểm soát các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
2. Tại sao các triệu chứng mãn kinh xảy ra
Mỗi người phụ nữ đều trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau.Có một số chị em trải qua thời kỳ mãn kinh rất nhẹ nhàng, nhưng cũng có một số chị em phải đối diện với những thay đổi lớn cả về bên ngoài lẫn tâm sinh lý bên trong. Các triệu chứng xảy ra cũng tùy thuộc vào từng mức độ nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào nội tiết tố của mỗi người là khác nhau.
Nguyên nhân các triệu chứng này xảy ra là do quá trình thay đổi các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Sự thay đổi của các hocmon này một phần là kết quả của sự lão hóa, do điều trị hoặc hóa trị, do phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng… dẫn đến thay đổi nội tiết tố trên cơ thể nữ giới.
3. Khi nào hiện tượng mãn kinh sẽ xảy ra?
Phụ nữ thường ở độ tuổi ngoài 40 sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, cũng có một số người độ tuổi này được xảy ra sớm hơn là do sự can thiệp cắt buồng trứng, điều trị ung thư hoặc do di truyền gia đình.
>> Xem đầy đủ: Phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào?
4. Cắt tử cung có gây ra mãn kinh không?
Một người phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, nhưng vẫn giữ buồng trứng thì không bị mãn kinh ngay lập tức. Vì khi cắt bỏ tử cung thì bạn không còn có kinh nguyệt và không thể mang thai. Tuy nhiên, buồng trứng của bạn vẫn còn nên có thể tạo ra hocmon, do đó bạn có thể không gặp các dấu hiệu mãn kinh khác. Sau này, bạn có thể bị mãn kinh tự nhiên sớm hơn một hoặc hai năm so với dự kiến.
Còn đối với một người phụ nữ đã cắt bỏ cả hai buồng trứng cùng một lúc và việc cắt bỏ tử cung cũng được thực hiện thì hiện tượng mãn kinh sẽ xảy ra ngay lập tức. Lúc này phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt, không có khả năng mang thai và xuất hiện các triệu chứng mãn kinh như: bốc hỏa, nóng bừng, mất ngủ, vã mồ hôi đêm…
5. Làm thế nào để ngăn chặn được chứng bốc hỏa mãn kinh
Có một số nguyên do dẫn đến sự kích hoạt các cơn bốc hỏa ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, bao gồm:
- Do mất cân bằng hocmon: sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng lượng estrogen trong cơ thể của người phụ nữ là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng dẫn đến tình trạng bốc hỏa, nóng bừng.
- Do ăn uống các thực phẩm có chất chứa cồn, rượu, café hoặc các chất cay
- Do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường làm việc hoặc từ những người xung quanh như công việc nhiều áp lực, stress, căng thẳng, phòng nhiệt độ nóng…
- Do tâm lý lo lẳng và bị căng thẳng. Tâm trạng lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơ thể giải phòng nhiều hormone adrenaline và dẫn tới sự bốc hỏa. Biểu hiện của chứng này như da bị đỏ, nhịp tim tăng và vã mồ hôi nhiều.
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ không phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng khiến chị em bị khó chịu, mất tập trung và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuốc sống. Chính vì vậy để ngăn chặn được chứng bốc hỏa mãn kinh, chị em cần lưu ý sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Nói không với các thực phẩm liên quan đến cồn, rượu, café hoặc các loại thực phẩm cay, chứa nhiều tinh chất đường và béo…
- Luyện tập thể dục thể thao: Việc rèn luyện thể dục thể thao không những giúp ích cho chị em tốt về mặt sức khỏe mà giúp chị em có được tinh thần được thoải mái và vui vẻ.
- Uống nước đầy đủ: việc uống nước thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung lượng nước đầy đủ và để làm dịu các cơn bốc hỏa.
- Thay đổi môi trường làm việc: thay đổi nhiệt độ phòng làm giảm bớt nhiệt độ xuống để cơ thể được mát hơn, thay đổi tông màu sắc thiết kế văn phòng…
>> Xem thêm: Chứng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
6. Mãn kinh có gây mất xương không?
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen của người phụ nữ thường bị thiếu hụt dẫn đến tinhd trạng mất xương trên cơ thể có thể diễn ra. Biểu hiện của triệu chứng mất xương là xương yếu đi, xương dễ gãy hơn, loãng xương…
Để bảo vệ xương khớp được chắc khỏe, phụ nữ trong giai đoạn này cần: thay đổi thói quen ăn uống, vận động thể dục thường xuyên để kích hoạt các khớp xương như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… Ngoài ra, chị em cũng có thể bảo vệ sức khỏe xương khớp bằng bổ sung các thực phẩm và vitamin giàu canxi, vitamin D giúp xương luôn chắc khỏe và dẻo dai.
7. Mãn kinh có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Trong một số nghiên cứu cho biết phụ nữ mãn kinh sớm (trước độ tuổi 45) sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch cao hơn hơn so với những phụ nữ có độ tuổi mãn kinh ở mức bình thường hoặc muộn hơn.
Lý giải điều này, các chuyên gia sức khỏe cho rằng do lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể của người phụ nữ bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến sự kiểm soát nồng độ cholesterol bị giảm và tăng nguy cơ tích tụ các mảng mỡ bám bên trong thành động mạch. Sự tích tụ lâu dài làm cho phần động mạch vành bị co hẹp và mất chức năng bảo vệ các niêm mạc, dẫn đến hiện tượng ứ tắc tuần hoàn máu lưu thông, đột quỵ.
Vậy làm thế nào phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh giảm được nguy cơ bệnh tim mạch? Lời khuyên đó là chị em nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì một trọng lượng cơ thể ổn định, giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp bằng cách không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa café hoặc có gas, duy trì giấc ngủ hợp lý. Đó chính là những bí quyết giúp chị em bảo vệ sức khỏe và hành phúc trong cuộc sống.
8. Tình dục của phụ nữ sau mãn kinh
Phụ nữ sau mãn kinh đa phần sẽ bị giảm ham muốn, không còn quan tâm nhiều đến vấn đề trong chuyện chăn gối vợ chồng. Một phần là do tâm lý của chị em, một phần là do yếu tố nội tiết không còn tiết ra các chất dịch kích thích làm chị em đau rát trong quan hệ và dẫn đến xa lánh, mặc cảm.
9. Hiện tượng khô âm đạo mãn kinh
Khô âm đạo xảy ra ở mọi độ tuổi của phụ nữ, nhưng nó trở nên phổ biến và nhiều hơn sau khi mãn kinh. Nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo mãn kinh là do phụ nữ đến thời kỳ này bị sụt giảm nội tiết tố estrogen đáng kể gây ra tình trạng khô âm đạo. Đồng thời, chế độ ăn uống không hợp lý, tâm lý lo lắng, căng thẳng thì vấn đề khô âm đạo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và còn gây ra một số căn bệnh phụ khoa khác.
Một số biểu hiện của hiện tượng khô âm đạo mãn kinh:
- Âm đạo khô và khó chịu
- Vùng kín bị sưng đỏ và rát
- Giao hợp đau và chảy máu
- Cảm giác ống âm đạo bị thắt chặt
- Giảm ham muốn và ít cực khoái hơn
- Són tiểu khi hắt hơi, ho
- Nhiễm trùng bàng quang và âm đạo thường xuyên hơn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Mất sức mạnh cơ xương chậu
Cách đối phó với khô âm đạo mãn kinh
- Sử dụng kem để điều trị kích ứng da
- Kết hợp chất bôi trơn và chất dưỡng ẩm tác động trực tiếp lên vùng âm đạo
- Dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu trong quan hệ vợ chồng để kích thích tạo ra các chất bôi trơn âm đạo.
- Tránh thụt rửa hoặc sử dụng các loại xà phòng gây kích da
- Ăn nhiều thực phẩm chứa estrogen tự nhiên, thực phẩm chứa vitamin A,C,E…
>> Đọc thêm: Khô hạn tuổi mãn kinh
10. Làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ kỳ mãn kinh
Hơn 50% phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh đều trải qua triệu chứng khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém. Một số lời khuyên dưới đây có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ cho chị em như:
- Luyện tập hoạt động thể chất hàng ngày.
- Tránh làm việc căng thẳng trước khi đi ngủ.
- Tránh uống các chất kích thích như rượu bia hoặc café gây hiện tượng khó ngủ.
- Giữ phòng ngủ của bạn thoáng mát và yên tĩnh để giấc ngủ được sâu giấc hơn.
- Hạn chế ngủ trưa.
- Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Mặc quần áo rộng rãi khi đi ngủ.
11. Tác dụng điều trị liệu pháp hormone(HT) kỳ mãn kinh
Liệu pháp hocmon là một trong những phương pháp được dùng trong điều trị các triệu chứng gây ra trong thời kỳ mãn kinh. Tác dụng của phương pháp này làm giảm các triệu chứng mãn kinh xảy ra do sự thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể của con người.
Tuy nhiên, liệu pháp hormone này không dành cho tất cả mọi người, cho nên trước khi áp dụng phương pháp này chị em cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia đưa ra lời khuyên hợp lý và phù hợp. Bên cạnh những mặt lợi, sử dụng điều trị của phương pháp này cũng gây ra một số hệ lụy như: nguy cơ đông máu, đau tim, đột quỵ, ung thư thư vú và bệnh túi mật…
Ai không nên sử dụng liệu pháp hormone HT:
- Phụ nữ đang mang thia
- Phụ nữ bị chảy máu âm đạo không được chẩn đoán
- Bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung
- Bị đột quỵ hoặc đau tim
- Bị bệnh gan hoặc bệnh tim
12. Thay đổi tâm trạng thời kỳ mãn kinh
Để cải thiện tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh chị em cần duy trì ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên điều đó sẽ giúp ngăn ngừa sự thay đổi tâm trạng chị em tốt hơn. Ngoài ra chị em có thể tham khảo mốt số phương pháp để đối phó với những triệu chứng tiêu cực xảy ra trong giai đoạn này như ngồi thiền, tập yoga hoặc viết nhật ký. Hoặc nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn và các bác sĩ trị liệu.
13. Hiện tượng mất tập trung xảy ra ở kỳ mãn kinh
Hiện tượng mất tập trung hay lãng quên xảy ra trong thời kỳ mãn kinh không phải là hiện tượng hiếm lạ, mà đây là những triệu chứng phổ biến của chị em. Sự mất tập trung này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ với những người xung quanh.
Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể của người phụ nữ bị giảm mạnh, dẫn tới trí nhớ của họ giảm sút, ảnh hưởng đến sự tập trung, quy trình thu thập và lưu trữ thông tin gặp nhiều khó khăn hơn.
Bên cạnh sự thay đổi của hormone, có nhiều yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự tập trung của chị em ttrong giai đoạn này như: do tâm lý, do trầm cảm, căng thẳng, lơ lắng hoặc mệt mỏi.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ cũng có liên quan và ảnh hưởng đến trí nhớ của chị em phụ nữ.
Sự suy giảm trí nhớ, mất tập trung ở phụ nữ mãn kinh có thể không xảy ra trong suốt thời kỳ mà chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sau đó kết thúc.
Mặc dù có thể không ngăn chặn được tình trạng này xảy ra ở giai đoạn mãn kinh, nhưng chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện được thông qua chế độ ăn uống lối sống hợp lý giúp cải thiện trí nhớ:
- Ăn uống: bổ sung nhiều cholesterol và chất béo lipoprotein vừa tốt cho cả trí nhớ và bảo vệ tim mạch
- Nghỉ ngơi: điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý và giấc ngủ sâu sẽ giúp tinh thần thoải mái và cải thiện được tình trạng mất tập trung, lãng quên ở tuổi mãn kinh. Đa phần hiện tượng phụ nữ mãn kinh là do mất ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng gặp stress.
- Luyện tập cơ thể: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng liên quan về trí nhớ. Một số hoạt động mà bạn nên tham gia và trải nghiệm như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc một số bài tập dưỡng sinh, yoga.
- Luyện tập trí óc: Con người dần dần cũng già đi và bộ não cũng vậy. Chính vì thế, bạn không chỉ quan tâm đến cơ thể mà còn phải quan tâm đến cả trí óc của mình. Hãy tham gia các trò chơi ô chữ hoặc bắt đầu một sở thíc mới như đọc sách báo… cũng là một cách để luyện tập trí óc.
14. Tôi sẽ tăng cân khi tôi trải qua thời kỳ mãn kinh?
Có 2 lý do chính khiến bạn sẽ bị tăng cân khi trải qua thời kỳ mãn kinh:
Thứ nhất: do sự thay đổi về nồng độ estrogen vì đây là loại hormone có tác dụng đồng hóa, làm tăng khối lượng cơ. Khi đến giai đoạn mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen dẫn đến sự tăng tự nhiên về khối mỡ và giảm khối cơ. Đây là sự biến đổi hầu như xảy ra đối với tất cả mọi chị em trong giai đoạn này. Tuy nhiên ở mốt số chị em nếu biết kiểm soát tốt được sự vận động và chế độ ăn uống hợp lý trước tuổi mãn kinh thì dễ dàng vượt qua được các vấn đề về cân nặng trong giai đoạn này.
Thứ hai: do nhu cầu năng lượng giảm đi. Việc tiêu thụ năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào khối lượng cơ, nếu khối lượng cơ giảm mà phụ nữ không thay đổi lối sống ít vận động thì nhu cầu năng lượng cũng giảm khiến cơ thể vẫn tăng cân. Để có được sự cân bằng giữa tiêu thụ năng lượng và ăn uống ở tuổi mãn kinh thì chị em cần điều chỉnh phát triển khối lượng cơ và giảm khối lượng mỡ. Để làm được điều này chị em cần tập trung vào một lối sống lành mạnh để kiểm soát cân nặng của bạn như: ăn một chế độ ăn uống tăng canxi và giảm lượng đường, dành 150 phút/ 1 tuần để tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe cơ thể…
15. Làm thế nào để chẩn đoán được mãn kinh
Tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn, các Bác sỹ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu bổ sung để loại trừ các tình trạng tiềm ẩn khác liên quan đến các triệu chứng đang xảy ra trên cơ thể bạn:
Một số xét nghiệm để chẩn đoán thời kỳ mãn kinh xảy ra như:
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- Xét nghiệm lipid máu
- Xét nghiệm chức năng gan
- Xét nghiệm chức năng thận
- Xét nghiệm testosterone, progesterone, prolactin, estradiol