Phụ nữ tiền mãn kinh sẽ trải qua một dấu mốc quan trọng về sức khỏe do cơ thể và tâm sinh lý có nhiều thay đổi trong thời kì này đặc biệt những triệu chứng lo lắng, căng thẳng, mất ngủ dễ làm phụ nữ mắc bệnh trầm cảm ở giai đoạn này. Đây là một trong số những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ có nguy cơ cao phải đối mặt. Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý ngay nếu bạn thấy có những dấu hiệu bệnh trầm cảm trong bài viết dưới đây của chuyeneva.vn nhé.
Mục lục
Trầm cảm là bệnh gì?
Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến cảm xúc, hành vi, tình cảm và tư duy của người bệnh. Bệnh trầm cảm thường gây rất nhiều phiền toái đến cuộc sống hàng ngày từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như suy nghĩ của người bệnh về bản thân và cách nhìn nhận mọi điều xung quanh đều bị ảnh hưởng.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh trầm cảm?
Bất cứ đối tượng nào hoặc ở độ tuổi nào cũng có thể bị bệnh trầm cảm đặc biệt là đối với những người nhạy cảm về mặt cảm xúc hoặc những đối tượng dưới đây bởi họ dễ bị tổn thương khi có những sự cố trong cuộc sống diễn ra. Những trường hợp điển hình là:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ sau khi sinh.
- Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Những người quá bận rộn, áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
Phụ nữ sau sinh – Đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm
Nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh hiện tại chưa được kết luận chính xác, tuy nhiên các nhà nghiên cứu có đưa ra một số nguyên nhân ” có thể ” khiến phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh trầm cảm như:
- Phụ nữ đã từng sử dụng liệu pháp điều trị hormone thay thế.
- Phụ nữ bị rối loạn vận mạch thời kì tiền mãn kinh.
- Người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Phụ nữ suy giảm sớm chức năng của buồng trứng.
- Đàng sử dụng thuốc chống suy nhược cơ thể hoặc có tiền sử mắc bệnh trầm cảm.
- Phụ nữ bị loãng xương hoặc bị gãy xương.
- Hút thuốc lá trong thời gian dài.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và không lành mạnh gây ra thừa cân béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao lúc này phụ nữ rất dễ mắc bệnh trầm cảm.
- Thường xuyên gặp phải áp lực nặng nề từ gia đình, công việc và cuộc sống.
Lo lắng – Căng thẳng – Mệt mỏi là những nguyên nhân lớn dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dấu hiệu phụ nữ tiền mãn kinh bị trầm cảm
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có những dấu hiệu về bệnh trầm cảm thường bắt đầu từ việc:
- Có sự thay đổi về mặt tâm lý, hành vi và cảm xúc như: Lo lắng, buồn rầu, ủ rũ, dễ cáu gắt, hay bực bội, khó chịu, uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung, thiếu tự tin và giảm nhiệt huyết với cuộc sống hàng ngày.
- Ăn uống kém hơn bình thường. Ăn không ngon miệng, nhưng đôi khi lại ăn quá nhiều mất kiểm soát.
- Giấc ngủ thường bị rối loạn, khó ngủ sâu giấc và thường bị thức dậy vào ban đêm.
- Sút cân nhanh, giảm rõ rệt ham muốn tình dục.
- Thường xuất hiện tình trạng hoang tưởng và ảo giác. Thường có ý nghĩ buông xuôi, chán nản, bỏ mặc việc chăm sóc bản thân cũng như gia đình.
- Thường có suy nghĩ tiêu cực cho bản thân mình như chán sống, muốn tự tử.
Tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh
Rối loạn trầm cảm ở phụ nữ là hội chứng rất dễ gặp đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Tỉ lệ này chiếm khoảng 20% phụ nữ và đặc biệt tăng cao trong giai đoạn quanh tuổi mãn kinh ở phụ nữ.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước nghiên cứu về tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh từ nhiều năm trước. Tại Việt Nam trong một nghiên cứu cụ thể của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh ở bệnh viện Từ Dũ đã cho thấy tỉ lệ cụ thể phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như sau:
- Phụ nữ không có con nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao gấp 2,75 so với người bình thường.
- Phụ nữ không có nhà riêng có nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao gấp 1,78 lần.
- Phụ nữ có con cái ra ở riêng có nguy cơ bị bệnh cao gấp 14,63 lần.
- Phụ nữ có chồng chết nguy cơ bị bệnh cao gấp 8,73 lần.
- Phụ nữ bị sang chấn tâm lí liên quan đến công việc có khả năng bị bệnh trầm cảm cao gấp 4,51 lần.
- Những phụ nữ bị sang chấn tâm lí do bệnh tật có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 1,65 lần.
- Phụ nữ bi ảnh hưởng tâm lí liên quan đến hạnh phúc gia đình nguy cơ bị bệnh cao gấp 3,74 lần so với người khác.
- Phụ nữ gặp rắc rối nhiều do những triệu chứng tiền mãn kinh gây ra có nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao gấp 4,76 lần so với người khác cụ thể tỉ lệ chiếm:
- Phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao hơn gấp 2,69 lần so với người khác.
- Phụ nữ bị bốc hỏa thời kì tiền mãn kinh có nguy cơ bị bệnh cao gấp 2,72 lần.
- Phụ nữ bị đau nhức xương khớp có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 2,32 lần.
- Phụ nữ thường xuyên bị hồi hộp, tim đập nhanh có nguy cơ trầm cảm cao hơn người khác là 2,63 lần.
- Phụ nữ bị suy giảm trí nhớ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 2,18 lần so với người khác.
Đối phó với bệnh trầm cảm giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ
Khám tổng thể và gặp bác sĩ tâm lí
Điều đầu tiên phụ nữ cần làm trong giai đoạn tiền mãn kinh là nên đi khám sức khỏe tổng thể và gặp bác sĩ tâm lý để được nghe tư vấn cũng như phát hiện sớm triệu chứng trầm cảm ở thời kì này. Đặc biệt với những phụ nữ gặp những triệu chứng tiền mãn kinh một cách rầm rộ hoặc sống trong hoàn cảnh không may mắn thì cần được tầm soát trầm cảm sớm nhất để có hướng ngăn ngừa và điều trị phù hợp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thời kì tiền mãn kinh.
nếu phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và được chỉ định dùng thuốc điều trị thì nên duy trì uống thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng đã thuyên giảm.
Sử dụng liệu pháp hormone thay thế
Sử dụng liệu pháp hormone thay thế có thể nói là một giải pháp cần thiết giúp phụ nữ dễ dàng vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên liệu pháp này có thể tiềm ẩn rủi ro và gây ra một số bệnh ung thư nhất định. Vì vậy cần hết sức cẩn trọng khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp này.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Bên cạnh những liệu pháp nêu trên phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên chú ý một số vấn đề hàng ngày giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh trầm cảm trong thời kì này:
- Thường xuyên luyện tập thể chất với những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc những bài tập yoga cho phụ nữ tiền mãn kinh.
- Tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này.
- Sống gần gũi với gia đình người thân và bạn bè để chia sẻ những lo lắng và khúc mắc mà bản thân đang gặp phải trong giai đoạn này.
- Mở rộng giao tiếp,tham gia những câu lạc bộ tập thể giúp đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực.
- Tránh stress ở mức tối đa, luôn giữ cho bản thân tinh thần thoải mái.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
Thường xuyên luyện tập thể chất giúp đẩy lùi trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
★ Bài viết tham khảo: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung Vitamin gì?